Động thái của siêu thị Sài Gòn Co.op và các siêu thị nhằm làm rõ những nghi vấn về nhãn hàng BabiCare lừa dối người tiêu dùng như báo chí đăng tải.
Ngay sau khi Sài Gòn Co.op Mart quyết định rút toàn bộ sản phẩm khăn ướt BabiCare ra khỏi quầy bán hàng của siêu thị thì sau đó, các siêu thị khác cũng lần lượt đưa các loại khăn ướt của Công ty Việt Úc khỏi kệ hàng.
Nghi vấn gian dối người tiêu dùng, khăn ướt bị hạ kệ
Động thái đầu tiên sau nghi vấn lừa dối người tiêu dùng của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ quốc tế Việt Úc (Công ty Việt Úc) bắt đầu từ hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất của TP Hồ Chí Minh là Sài Gòn Co.op mart.
Đây là siêu thị luôn đi đầu trong việc giám sát chặt chẽ đầu vào sản phẩm, bảo vệ mạnh mẽ quyền lợi khách hàng của mình.
Trong ngày 16/7, Sài Gòn Co.op mart đã hạ kệ toàn bộ nhãn hàng khăn ướt của Công ty Việt Úc gồm: BabiCare (thường được biết đến là BabyCare), TeenCare, WonderCare, WeCare…
Tiếp nối ngay sau đó, ngày 17/7 các siêu thị Lotte Mart-hệ thống siêu thị của Hàn Quốc cũng bắt đầu rút khăn ướt của công ty này.
Chỉ 3 ngày sau, 20/7 đồng loạt siêu thị Metro, Maxi mart, Satrafood cũng rút toàn bộ nhãn hàng của Công ty Việt Úc khỏi kệ.
Siêu thị Sài Gòn Co.op mart rút hàng BabiCare.
Siêu thị Lotte.
Siêu thị Maxi.
Động thái của siêu thị Sài Gòn Co.op và các siêu thị nhằm làm rõ những nghi vấn của BabiCare về việc lừa dối người tiêu dùng như báo chí vừa đăng tải.
Sự thật nhà máy thứ 2
Công ty Việt Úc khẳng định mình có nhà máy từ 2013, sản xuất tại Việt Nam song hình thức bao bì nhiều sản phẩm khăn ướt, đặc biệt là BabiCare luôn được thể hiện như là sản phẩm nhập khẩu.
Trên nhãn phụ, Công ty chỉ ghi chung chung Sản xuất bởi Kleen-Pak (Singapore) chứ không làm ở Việt Nam hay Singapore. Trong khi sản phẩm khăn ướt WonderCare đang được bán trong các siêu thị vẫn còn dòng chữ “Made in PRC”- nghĩa là sản xuất tại Trung Quốc.
Một thông tin khác khiến hệ thống siêu thị quan tâm chính là nghi vấn nhà máy 3 triệu USD mà Việt Úc công bố vào cuối năm 2013 là không có thật.
Theo quảng cáo của Việt Úc, nhà máy được xây dựng trên diện tích 2.000 m2, được lắp đặt dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động, khép kín theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Pratice - tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt áp dụng để quản lý sản xuất trong các ngành: dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm…).
Song trong thực tế, đó chỉ là kho chứa hàng của công ty này. Sau khi sự thật thông tin nhà máy 3 triệu USD bị vạch rõ, Công ty Việt Úc ngay lập tức lên tiếng nói: mình có nhà máy thứ 2 ở Khu công nghiệp Bình Dương.
Để chứng minh cho việc này, Công ty Việt Úc đưa hình ảnh đại diện của Sài Gòn Co.op mart đến thăm nơi sản xuất. Chính hình ảnh đại diện của Sài Gòn Co.op mart khiến nhiều người hiểu lầm đấy là nhà máy của Công ty Việt Úc.
Hình ảnh đại diện Sài Gòn Co.op Mart được Công ty Việt Úc đưa ra khiến người tiêu dùng tưởng đây là nhà máy thứ 2 của mình.
Còn đây là hình ảnh mặt trước của công ty này.
Theo thông tin đăng ký thuế, thực chất đây là nhà máy Kleen-Pak Industries Việt Nam có 100% vốn nước ngoài, không hề có % sở hữu nào liên quan tới Công ty Việt Úc.
Theo Đất Việt
Theo