- Với các công trình xây dựng không phép, khi phát hiện cơ quan chức năng phải lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản ngừng thi công mà chủ đầu tư không thực hiện thì chủ tịch UBND phường, xã (gọi chung là xã) ban hành quyết định đình chỉ thi công.
Trong vòng 24 giờ, kể từ lúc ban hành quyết định đình chỉ thi công, UBND xã tổ chức lực lượng cấm các phương tiện chở vật tư, vật liệu, cấm công nhân vào thi công tại công trình vi phạm. Người có thẩm quyền ký hợp đồng cung cấp điện, nước và các dịch vụ liên quan phải ngừng cung cấp các dịch vụ đối với công trình vi phạm. Trường hợp chủ đầu tư vắng mặt hoặc cố ý vắng mặt, quyết định đình chỉ thi công xây dựng vẫn có hiệu lực.
Sau thời hạn ba ngày (kể cả ngày nghỉ) kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công, UBND xã phải ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức phá dỡ (đối với công trình không phải lập phương án phá dỡ). Với công trình phải lập phương án phá dỡ, sau mười ngày (kể cả ngày nghỉ), UBND xã phải lập phương án phá dỡ. Chủ đầu tư chịu toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
* Nghị định 180 có đề cập đến việc cấp phép cho công trình xây dựng không phép. Cụ thể là những trường hợp nào, thưa ông?
- Có bốn trường hợp xây dựng không phép nhưng vẫn được xem xét cấp phép xây dựng sau đó gồm: công trình xây dựng phù hợp qui hoạch; công trình xây dựng trên đất đủ điều kiện cấp giấy đỏ; xây dựng trên đất ở có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, phù hợp qui hoạch; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp qui hoạch. Những công trình này vẫn bị lập biên bản ngừng thi công và yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin giấy phép xây dựng. Tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công, nếu chủ đầu tư không xuất trình giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ.
Nếu công trình đã xây dựng sai so với giấy phép được cấp thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần nội dung sai phép đó. Sau khi tự phá dỡ phần sai phép, chủ đầu tư mới được xây dựng tiếp. Trong trường hợp chủ đầu tư không được cấp phép hoặc không có giấy phép xây dựng sau thời hạn qui định thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình. Nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
* Còn công trình xây dựng sai phép thì xử lý ra sao?
- Qui trình xử lý những công trình này tương tự như các trường hợp trên. Sau khi tự tháo dỡ (hoặc bị cưỡng chế tháo dỡ), tùy mức độ vi phạm, chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Kể cả công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại. Chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện tại tòa án đòi chủ đầu tư bồi thường. Công trình chỉ được thi công lại khi các bên đạt được thỏa thuận bồi thường thiệt hại.
Riêng công trình gây ô nhiễm môi trường khu vực lân cận, để vật tư, vật liệu và thiết bị thi công gây cản trở giao thông công cộng thì phải ngừng thi công xây dựng. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải có biện pháp khắc phục. Việc thi công xây dựng chỉ được phép khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực lân cận.
* Nghị định 180 đã có hiệu lực từ ngày 4-1-2008, liệu có phải chờ thông tư hướng dẫn mới thực hiện không?
Phúc Huy (TT) thực hiện
Theo baoxaydung.com.vn