Thứ ba 05/11/2024 15:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Nhà thờ Bùi Chu: Tháo dỡ toàn bộ để xây lại mới giống cũ, liệu có phải làm đúng nguyên tắc trùng tu di tích?

09:47 | 06/03/2020

(Xây dựng) – Trước việc gần đây các phương tiện truyền thông đưa tin, nhà thờ Bùi Chu (Nam Định) sắp hạ giải để xây mới lại giống như cũ, phóng viên đã liên hệ với Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Cục Di sản – Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch và một số vị chuyên gia về di sản kiến trúc nhưng đã bị từ chối trả lời. Kinh nghiệm ở nhiều nước, việc bảo tồn di sản đối với công trình kiến trúc cổ, cũ có giá trị họ không đập đi toàn bộ để làm mới giống cũ. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, như vậy sẽ mất đi giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, kỹ thuật và sử dụng vật liệu của người đi trước.

nha tho bui chu thao do toan bo de xay lai moi giong cu lieu co phai lam dung nguyen tac trung du di tich
Nhà thờ chính tòa Bùi Chu.

Tháng 5/2019, giới nghiên cứu văn hóa và kiến trúc sư trong nước xôn xao trước thông tin nhà thờ chính tòa Bùi Chu (Nam Định) hơn 130 năm tuổi sẽ bị tháo dỡ (hạ giải). Một nhóm kiến trúc sư đã đến thẩm định công trình và gửi thỉnh nguyện thư xin hoãn việc phá dỡ nhà thờ.

Nhóm kiến trúc sư cho rằng, nhà thờ Bùi Chu xây dựng từ năm 1885, là “di sản kiến trúc nghệ thuật và văn hóa”. Nhóm nhận định, công trình không chỉ mang kiến trúc châu Âu mà còn kết hợp các yếu tố, chi tiết, vật liệu của Việt Nam để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.

Sau 9 tháng trì hoãn, ngày 3/2 kế hoạch hạ giải Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu (Xuân Trường, Nam Định) được tái khởi động với việc di dời nội thất, tháo rời các cấu kiện bên trong nhà thờ. Linh mục Nguyễn Đức Giang - Tổng đại diện giáo phận Bùi Chu cho biết, nhà thờ mới sẽ là một phiên bản của nhà thờ cũ. Các vật dụng còn giá trị đều được tận dụng đưa vào nhà thờ mới.

nha tho bui chu thao do toan bo de xay lai moi giong cu lieu co phai lam dung nguyen tac trung du di tich
Giáo dân chuyển đồ nội thất bên trong nhà thờ ra ngoài (Ảnh: Hữu Tuyền).

Theo một chuyên gia về kiến trúc: Di sản là tài sản Quốc gia cho dù đã nằm trong danh sách di sản hay chưa cũng không ai được xâm hại nếu không có những quyết định, cân nhắc từ phía các cơ quan chuyên môn. Di sản nhà thờ chính tòa Bùi Chu không chỉ là tài sản riêng của Giáo xứ hay của tỉnh Nam Định, mà chúng ta cần nhận thức rằng, đó là tài sản của cộng đồng. Sẽ là tổn thất lớn, là sự mất mát không chỉ với tỉnh Nam Định mà với tất cả chúng ta nếu chúng ta cho đập bỏ di sản. Cần một quyết định khẩn cấp, kịp thời của UBND tỉnh, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch có những phân tích chuyên môn và đưa ra giải pháp bảo tồn di sản này. Cho dù có phải mất thêm thời gian, bởi mọi sự vội vàng sẽ có thể dẫn đến những sai lầm không thể sửa chữa được.

Nói cho đến cùng, dù có tốn nhiều tiền của công sức, dù cho công nghệ bây giờ hiện đại hơn việc người xưa xây dựng; thì việc cải tạo tu bổ theo kiểu đang làm sẽ không thể so với công trình cũ về mặt giá trị kiến trúc, văn hóa.

nha tho bui chu thao do toan bo de xay lai moi giong cu lieu co phai lam dung nguyen tac trung du di tich
Đấu trường La Mã tại Italia đã bị phá hủy theo thời gian, nhưng việc trùng tu không có nghĩa là phá hủy hết đi để xây dựng lại, bởi nếu làm mới lại thì liệu còn ai đến đây chiêm ngưỡng kỳ quan này nữa.

Trong khi đó, Điều 34, Luật Di sản Văn hóa quy định: “Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích…Những nguyên tắc cơ bản trong bảo tồn, trùng tu di tích gồm: Mục đích của bảo tồn – trùng tu trước hết và tối cao là duy trì, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của di tích, do đó trong trùng tu cần bảo tồn tối đa các thành phần nguyên gốc và tính chân xác của di tích. Bảo tồn – trùng tu cần hạn chế càng nhiều càng tốt sự can thiệp vào di tích, mọi sự can thiệp khi cần thiết không làm giảm, thay đổi những đặc điểm cơ bản và những giá trị vốn có của di tích. Ưu tiên bảo quản, gia cường sau đó mới đến tu bổ phục hồi và tôn tạo.

Các thành phần thay thế, bổ sung phải được phân biệt với các thành phần nguyên gốc tránh sự nhầm lẫn của các thế hệ sau. Mọi quyết định về phục hồi cần phải có những căn cứ xác thực, tuyệt đối không được thực hiện trên các giả thiết. Bảo tồn – trùng tu di tích là một khoa học liên quan đến các vấn đề lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật không tương đồng với xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa. Công tác trùng tu phải dựa trên những nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá toàn diện. lập hồ sơ đầy đủ trước khi can thiệp vào di tích. Bảo tồn – trùng tu ưu tiên sử dụng các vật liệu, chất liệu truyền thống, các quy trình kỹ thuật thi công truyền thống. Việc sử dụng các vật liệu, kỹ thuật mới khi cần thiết phải có các giải pháp không làm ảnh hưởng đến các đặc điểm, giá trị vốn có của di tích.

Giá trị kiến trúc và nghệ thuật trang trí của công trình nhà thờ còn thể hiện sự độc đáo riêng biệt của từng nền văn hóa, các cộng đồng riêng đóng góp vào dòng chảy chung của lịch sử công giáo thế giới. Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất của việc bảo tồn di sản kiến trúc công giáo ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load