Khói thuốc trung gian có thể ẩn trong bụi bặm, rèm cửa, bàn ghế thậm chí trong cả trong những gia đình không có ai hút thuốc lá. Khói thuốc trung gian là thứ khói nguy hiểm, có thể gây ung thư.
Thứ khói nguy hiểm này len lỏi trên quần áo của mọi người để vào nhà. Ngay cả khi một điếu thuốc được dập tắt, nguy cơ chúng ta phải tiếp xúc với khói thuốc lá vẫn còn.
Một nghiên cứu khẳng định: Trẻ em trong gia đình có bố mẹ không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư từ khói thuốc trung gian ẩn trong bụi bặm.
Các nhà nghiên cứu cho biết chất độc chết người này có thể được đưa vào nhà thông qua quần áo của mọi người ngay cả trong những gia đình không có ai hút thuốc lá. Khói thuốc len lỏi vào trong nhà có thể gây ra nguy cơ mắc bệnh đối với cả người lớn lẫn trẻ em, những người không hút thuốc lá.
Các nhà khoa học cho hay, cho đến tận bây giờ thì nguy cơ ô nhiễm khói thuốc trung gian vẫn chưa được xác định chắc chắn. Nhưng theo một nghiên cứu của Đại học York được công bố trên tạp chí Environment International đã cho thấy những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài, đặc biệt đối với trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6.
Khói thuốc trung gian len lỏi vào trong nhà có thể gây ra nguy cơ mắc bệnh đối với cả người lớn lẫn trẻ em, những người không hút thuốc lá.
Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự hiện diện rộng rãi của khói thuốc lá có chứa chất gây ung thư trong bụi bặm ở những gia đình không có ai thường xuyên hút thuốc.
Trưởng nhóm điều tra, Tiến sỹ Jacqueline Hamilton cho biết: “Ngay cả khi điếu thuốc được dập tắt thì nguy cơ chúng ta phải tiếp xúc với khói của nó vẫn còn. Những người không hút thuốc, đặc biệt là trẻ em có nguy cơ phải tiếp xúc với những bề mặt và bụi bặm có lẫn khói thuốc - thường được biết đến với tên gọi khói thuốc trung gian.
Mỗi năm có khoảng 600.000 người trên thế giới chết do hít phải khói thuốc lá một cách thụ động trong môi trường - còn được gọi là hút thuốc thụ động. Tuy nhiên, do ngày càng có nhiều quốc gia cấm hút thuốc lá nơi công cộng mà nhà riêng đã trở thành nơi chủ yếu chịu ảnh hưởng của hút thuốc thụ động”.
Đồng nghiệp của tiến sỹ, Giáo sư Alastair Lewis nói: “Hơn 40% trẻ em có ít nhất một phụ huynh hút thuốc, và trong khi đa số mọi người đều biết về tác hại của hút thuốc thụ động, có rất ít người hiểu biết về khói thuốc trung gian.
Những người không hút thuốc, đặc biệt là trẻ em có nguy cơ phải tiếp xúc với những bề mặt và bụi bặm có lẫn khói thuốc- thường được biết đến với tên gọi khói thuốc trung gian.
Nghiên cứu tiến hành bằng cách thu thập những mẫu bụi từ nhà riêng của cả những người hút thuốc và không hút thuốc. Sau khi nghiên cứu các thành phần có trong bụi, họ ước tính nguy cơ gây nên ung thư bằng cách áp dụng các công nghệ nghiên cứu chất độc mới đây nhất.
Họ nhận thấy rằng, trẻ em ở độ tuổi từ 1 đến 6 có nguy cơ ung thư vượt quá giới hạn được khuyến cáo bởi Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), khoảng ¾ đối với những gia đình có người hút thuốc lá và 2/3 đối với những gia đình không có người hút thuốc lá.
Nguy cơ lớn nhất được dự báo là khói thuốc trung gian trong một gia đình có người hút thuốc lá sẽ tương đương với việc thêm 1 trường hợp ung thư trên 1000 dân số tiếp xúc với khói thuốc. Phương pháp đo lường được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống sắc ký hai chiều toàn diện.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra sự tiếp xúc với chất gây ung thư N-nitrosamine và chất Nitrosamine (TSNAs) của thuốc lá có trong các mẫu bụi thu được.
Các chất này sinh ra khi Nicotine bị đọng lại trên các bề mặt trong nhà và sau đó được giải phóng trở lại không khí khi chúng phản ứng với axit nitơ và các chất oxy hóa trong không khí khác. Chúng bị liệt vào danh mục các chất gây ung thư cho con người.
Giáo sư Rosa Maria Marci đến từ Đại học Rovira I Virgili ở Tây Ban Nha, ngôi trường này cũng có tham gia vào công trình nghiên cứu cho biết: “Công cụ có tính chọn lọc và nhạy bén cao này đã cho phép đo được một lượng nhỏ TSNAs bị đọng lại trên bề mặt của bụi trong các ngôi nhà trong lần đo đầu tiên.
Tiến sỹ Noelia Ramirez một nhà nghiên cứu sau tiến sỹ tại trường đại học cho biết thêm: “Trong khi TSNAs bị nghi ngờ là một phần của khói thuốc trung gian bởi những kết quả rút ra từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thì lần đầu tiên chúng tôi chứng minh được rằng có sự hiện diện của các hợp chất gây ung thư có trong thuốc lá, như TSNAs, trong bụi bặm từ các ngôi nhà của người không hút thuốc lá lẫn người hút thuốc lá."
(*) Tiêu đề đã được Báo điện tử Xây dựng đặt lại.
Theo Lệ Mỹ/Giadinhvietnam.com
Theo