Thứ sáu 27/09/2024 05:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Người Hà Nội uống nước lọc

11:30 | 15/04/2021

(Xây dựng) - Ngày bé, mỗi lần được theo người lớn về quê ở làng Hoàng Mai (ngoại thành Hà Nội, nay thuộc quận Hai Bà Trưng), là nhìn thấy cô hàng xóm cạnh nhà bác tôi đi làm đồng về vục nón múc nước trong chiếc giếng to giữa làng rồi vục mặt uống ừng ực, với tôi, thật kỳ lạ. Nước giếng trong vắt. Mặt giếng thả gần kín bèo ong trông như những chiếc tổ ong xinh xinh. Hầu như cả làng đều lấy nước giếng này để làm nước ăn và mọi người trong làng đều tự giác giữ gìn cho nước giếng được trong sạch. Cô bảo tôi: “Nước ngọt, mát lắm. Cháu thử làm một ngụm thì biết”. Tôi không dám vì trẻ con thị thành đã được người lớn dạy uống thế là mất vệ sinh. Mẹ tôi còn kể: Có người vì uống nước ao, nước vũng đã bị đỉa chui vào mũi vào ruột hút hết máu, người xanh vàng vọt như tàu lá chuối. Thế nhưng cũng đã có lần, tôi tò mò vục cái gáo dừa múc nước mưa trong chiếc bể nhà bác tôi làm thử dăm ngụm. Người ta bảo nước mưa ngọt lắm. Tôi nghĩ là ngọt như đường nên uống thử. Nhưng cũng vậy thôi, chẳng khác gì thứ nước lọc thành thị ở nhà tôi vẫn uống. May mà lần ấy cũng chẳng đau bụng đau bão gì như bố tôi vẫn dọa.

nguoi ha noi uong nuoc loc
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Nhà tôi cũng như nhiều gia đình ở Hà Nội trước đây, thông thường, trong mỗi nhà đều có dăm chai thủy tinh đựng nước lọc. Nước lọc là nước máy (hoặc nước mưa) đun sôi trong siêu đồng, sau này là ấm nhôm. Trước đây, người Hà Nội thường dùng củi để đun nấu, ít dùng than, điện trong đun nấu. Bếp gas thì mới có trong thời gian gần đây. Khi đun nước, phải đun thật sôi. Bà tôi bảo, nếu nước đun chưa đủ sôi đã uống thì sẽ bị đi đái dắt, chẳng biết có đúng không. Khi đun nước, phải chú ý củi lửa để tránh cho nước khỏi bị oi khói. Nước bị oi khói thì uống có mùi khét, rất khó chịu. Chai đựng nước lọc thường là vỏ chai rượu cũ thủy tinh trắng, được cọ rửa thật sạch. Thỉnh thoảng phải súc rửa bằng cách thả mấy viên sỏi nhỏ vào cùng những mẩu xà phòng bào ra từ những bánh xà phòng vuông vuông có đúc nổi con số 72 % chất dầu. Lúc ấy, người Hà Nội chưa có xà phòng bột, cũng chưa có các loại nước tảy rửa bày bán nhan nhản như ngày nay. Phải rửa đi rửa lại nhiều lần cho chai thật trong, thật sạch và không có mùi xà phòng. Người ta không bao giờ dùng vỏ chai đã đựng nước mắm, dầu hỏa để chứa nước lọc cả.

Khi nước đã đun sôi, để nguội, bà tôi hoặc chị tôi thường lấy một nhúm bông sạch đặt trên một miếng gạc rồi đặt vào miệng một chiếc phễu nhôm chuyên dùng để lọc nước, chứ không dùng vào bất cứ việc gì khác như rót rượu, rót nước mắm, cắm phễu vào các cổ chai tinh khiết, rồi rót nước vào từng chai, kiên nhẫn ngồi đợi cho nước sạch chảy đầy từng chai. Mỗi chai nước được đậy bằng chiếc bồ đài hình nón nhọn làm bằng những miếng bìa các tông như bìa vở học trò để tránh bụi có thể lọt vào chai.

Các chai nước lọc trong nhà tôi luôn luôn được xếp ngay ngắn trên một chiếc tủ con, vừa tầm với của trẻ con trong nhà. Cạnh đó là chiếc cốc thủy tinh cũng sạch bong úp xuống một đĩa sứ. Chúng tôi đi học về, chạy nhảy nô đùa mồ hôi ướt đẫm hay bố tôi đi làm về, đều cẩn thận rót nước ra chiếc cốc nhỏ. Uống đến đâu thì rót đến đấy, không rót quá nhiều lại phải đổ đi. Ai mà dám phí phạm thứ nước mà bà tôi, chị tôi đã bỏ bao công sức mới làm ra được chai nước lọc tinh khiết ấy. Nước lọc là thứ nước dân chủ nhất trong gia đình tôi. Từ ông bà, bố mẹ cho đến anh chị em trong nhà ai cũng uống như nhau không phân biệt kẻ trên người dưới. Sau này, khi chúng tôi đã lớn hơn, mấy chị em chúng tôi tự phân công nhau luân phiên mỗi ngày một người chịu trách nhiệm đun nước và lọc nước cho cả nhà. Việc cầm cả chai nước tu ừng ực là điều cấm kỵ trong gia đình tôi.

Ngày nay, thời hiện đại, nhiều gia đình đã bỏ kiểu uống nước lọc này. Người ta uống các loại nước tinh khiết đóng chai nhựa đủ kiểu. Thật có, giả có. Có nhà dùng bình lọc nước kiểu này, kiểu khác. Đại đa số các gia đình ở Hà Nội đã có tủ lạnh và trong tủ cũng cất trữ những chai nước mát cho trẻ em và cả người lớn. Nhiều người đã bỏ thói quen hoặc không có thói quen uống nước lã mà thay vào đó là chỉ uống trà, uống các thứ nước ngọt, giải khát có ga. Tôi vẫn giữ thói quen xưa là uống nước lọc và uống khá nhiều, nhưng nay cái tủ lạnh đã làm hư mất thói quen bình dân xưa. Uống nước không lạnh thì thấy khó chịu. Nhiều lúc đi dự hội nghị, người ta mời uống nước khoáng Lavi hay Laville, đủ kiểu nước tinh khiết bày bán trên thị trường mà thứ nước này đắt hơn xăng ô tô. Uống vào chẳng hơn gì thứ nước bà tôi vẫn lọc cho tự thủa nào, mà thấy xót ruột vì người ta chạy theo những thứ cầu kỳ vô lối, đốt tiền, đốt bạc vô tội vạ. Đôi khi, ở chỗ này, chỗ kia, có những vị đại biểu cứ thản nhiên cầm cả chai nước to tướng tu ừng ực trước mặt mọi người, tuy rằng ông ta đang ngồi trên hàng ghế chủ tịch đoàn và trước mặt ông là một dãy cốc trắng tinh. Tu nước là thói quen của nhiều người nước ngoài. Khi đi thực địa, chai nước của ai người nấy uống, không tu lẫn của nhau. Thế nhưng, khi ngồi trong bàn hội nghị, chẳng biết có nên giữ cái tập quán tu ấy không nhỉ?

Nếu bà tôi còn sống mà cụ nhìn thấy tôi uống như thế, tu như thế thì cụ mắng cho phải biết. Chắc chắn cụ sẽ bảo: “Người Hà Nội ai lại uống như thế bao giờ hả cháu!”.

Vũ Thế Long

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load