Thứ năm 10/10/2024 00:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Ngày 31/5: Ghi nhận 1.010 ca mắc mới COVID-19, có 1 ca tử vong

21:45 | 31/05/2022

Theo bản tin ngày 31/5 của Bộ Y tế, các địa phương số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc; trung bình số ca nhiễm mới trong nước 7 ngày qua là 1.141 ca/ngày.

ngay 315 ghi nhan 1010 ca mac moi covid 19 co 1 ca tu vong
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)

Tính từ 16h ngày 30/5 đến 16h ngày 31/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.010 ca nhiễm mới đều ở trong nước (giảm 108 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 696 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (251), Yên Bái (78), Vĩnh Phúc (61), Phú Thọ (59), Nam Định (49), Quảng Ninh (39), Nghệ An (35), Lào Cai (33), Thành phố Hồ Chí Minh (32), Tuyên Quang (28), Thái Nguyên (24), Thái Bình (23), Hòa Bình (22), Hải Dương (22), Đà Nẵng (20), Sơn La (20), Lâm Đồng (18), Hải Phòng (18), Hà Tĩnh (15), Hà Giang (15), Bắc Kạn (14), Cao Bằng (13), Thanh Hóa (13), Quảng Trị (12), Quảng Bình (12), Hà Nam (11), Ninh Bình (11), Bà Rịa-Vũng Tàu (10), Lạng Sơn (9), Thừa Thiên-Huế (8 ), Bắc Giang (7), Bình Phước (7), Hưng Yên (6), Cà Mau (4), Quảng Ngãi (3), Điện Biên (3), Bình Định (2), Khánh Hòa (1), Đồng Nai (1), Bến Tre (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-265), Hải Dương (-30), Hải Phòng (-18).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nam Định (+42), Phú Thọ (+37), Vĩnh Phúc (+33).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 1.141 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.719.379 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.268 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.711.621 ca, trong đó có 9.459.481 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.600.485), Thành phố Hồ Chí Minh (609.400), Nghệ An (484.598), Bắc Giang (387.576), Bình Dương (383.774).

Tình hình điều trị COVID-19

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 5.757 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.462.298 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 150 ca, trong đó:- Thở ô xy qua mặt nạ (93 ca); Thở oxy dòng cao HFNC (23 ca); Thở máy không xâm lấn (4 ca); Thở máy xâm lấn (24 ca); ECMO (6 ca).

Số bệnh nhân tử vong:Từ 17h30 ngày 30/5 đến 17h30 ngày 31/5 ghi nhận 1 ca tử vong tại Bình Dương (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.079 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm 39.509.577 mẫu cho 85.817.003 lượt người.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 30/5 có 381.641 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 221.161.159 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.326.858 liều: Mũi 1 là 71.474.114 liều; Mũi 2 là 68.785.382 liều; Mũi 3 là 1.507.014 liều; Mũi bổ sung là 15.054.707 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.265.529 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 240.112 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.469.934 liều: Mũi 1 là 8.939.027 liều; Mũi 2 là 8.530.907 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.364.367 liều: Mũi 1 là 4.013.787 liều; Mũi 2 là 350.580 liều.

Theo Vietnam+

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load