Thứ sáu 08/11/2024 09:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Mỹ thuật trong giao lưu và hợp tác quốc tế

22:10 | 01/08/2009

 


Mùa xuân thống nhất.
Tranh của CÔNG QUỐC HÀ.

 

Bên cạnh những thuận lợi, chúng ta đang đứng trước những thách thức để phát triển. Với mỹ thuật, nhiều loại hình trước đây còn mới lạ nay đã trở nên phổ biến. Ðội ngũ nghệ sĩ tạo hình ngày càng đông đảo với nhiều lĩnh vực khác nhau. Số lượng các nghệ sĩ tạo hình trong cả nước đã lên đến con số hàng vạn.Chưa thời kỳ nào các nghệ sĩ tạo hình có nhiều nguyên vật liệu, dịch vụ phục vụ sáng tác như thời kỳ này, từ loại họa phẩm tốt nhất của thế giới đến không gian làm việc, xưởng vẽ thuận lợi hơn.

 

Mỹ thuật Việt Nam đã hình thành nhiều thế hệ họa sĩ, nhiều người đã được giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, các giải thưởng trong nước và quốc tế. Hiện nay, lực lượng họa sĩ tạo hình trẻ ngày càng đông đảo, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, tài năng trẻ có điều kiện phát triển. Nhiều loại hình mỹ thuật mới được tiếp thu và từng bước được giới thiệu với đông đảo công chúng.

 

Ðiều kiện giao lưu với họa sĩ nước ngoài ngày càng tốt hơn thông qua các trại sáng tác, triển lãm, giao lưu, sách báo, internet... kích thích sáng tạo. Ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có hàng trăm Gallery, không chỉ là nơi thường xuyên trưng bày, bán tác phẩm mà còn là nơi tổ chức triển lãm tranh, giới thiệu tác giả - tác phẩm với công chúng. Nhiều Gallery đã liên kết với các Gallery nước ngoài giới thiệu, quảng bá các tác phẩm, góp phần đưa Mỹ thuật Việt Nam giao lưu với thế giới. Mỹ thuật Việt Nam đang từng bước làm quen với những hoạt động mới như đấu giá, hội chợ, curator (giám tuyển mỹ thuật) ...

 

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mỹ thuật Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế và thách thức. Hoạt động sáng tạo Mỹ thuật đang có xu hướng thị trường hóa, không ít tác phẩm vẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua, tạo nên những làn sóng sáng tác tác phẩm theo một đề tài hoặc một số lối vẽ câu khách. Thí dụ một thời rộ lên vẽ Nude, rồi tranh Môđéc, nay thì phong cảnh mầu sắc mạnh, xanh, đỏ, vàng với con đường, hàng cây với những nét bút dày... Có người còn cho rằng tác phẩm đỉnh cao của mỹ thuật không phải ở nội dung tư tưởng, ở ngôn ngữ nghệ thuật mà nằm ở giá bán tác phẩm cao (!). Họa sĩ tài năng là người bán được nhiều tác phẩm (!). Việc vi phạm bản quyền tác giả khá phổ biến. Hiện tượng tranh giả, tranh nhái phát triển. Các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái... đều bị làm giả tranh để bán ra thị trường nước ngoài, kể cả đấu giá quốc tế... Gần đây nhất chúng ta biết việc nhà đấu giá danh tiếng ở Hồng Công đã đưa năm tác phẩm của họa sĩ Bùi Xuân Phái trong đó có đến bốn tác phẩm là tranh giả mà gia đình họa sĩ đã lên tiếng phản đối... làm ảnh hưởng đến uy tín tác giả, uy tín mỹ thuật Việt Nam.

 

Trong giới nghệ sĩ tạo hình việc phân hóa điều kiện sống, điều kiện làm việc càng cách xa nhau. Bên cạnh một số ít họa sĩ giàu lên từ việc bán tác phẩm và làm công trình thì số đông hội viên có mức sống trung bình, một số khác sống khó khăn, do tuổi cao sức yếu, khó tiếp cận, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường không bán được tác phẩm... do đó phân hóa mức sống giàu nghèo trong giới rõ rệt; chênh lệch điều kiện sáng tạo, điều kiện sống, điều kiện giao lưu.

 

Trong những năm gần đây đang hình thành thị trường tác phẩm mỹ thuật. Tuy nhiên thị trường trong nước chưa quan tâm đến việc sưu tập tác phẩm mỹ thuật. Thị trường mỹ thuật Việt Nam ở nước ngoài chưa được quảng bá đúng mức, chưa có vị trí và giá trị tác phẩm cao trên thị trường mỹ thuật quốc tế. Những quy định, luật pháp quốc tế về hoạt động quảng bá, mua bán tác phẩm vẫn chưa được phổ biến và thực hiện ở Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ sáng tác cũng chưa quan tâm đúng mức; chưa có một cơ quan tổ chức quan tâm giới thiệu những vấn đề này. Thị trường mỹ thuật thông qua các gallery mở rộng, các gallery hoạt động mang tính chuyên nghiệp chưa nhiều; nhiều gallery nhỏ, nhiều tác phẩm chất lượng thấp, tranh chép, tranh nhái lẫn lộn trong các tác phẩm trưng bày... Những năm gần đây, một số xưởng chuyên sao chép tranh xuất hiện ngày càng nhiều ở các thành phố lớn, việc vi phạm bản quyền của các xưởng này là vấn đề cần phải được quan tâm.

 

 Trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, để tiếp tục sáng tác các đề tài có giá trị, bên cạnh việc động viên tổ chức sáng tác, đề nghị Nhà nước có kế hoạch đặt hàng, mua tác phẩm cho các bảo tàng và các cơ quan, nhằm tạo thêm đầu ra cho các tác phẩm. Còn nếu cứ sáng tác để triển lãm rồi tác giả đưa về lưu giữ thì khó động viên, khuyến khích tác giả sáng tác những đề tài này. Trong giao lưu văn hóa, mỗi một nghệ sĩ tạo hình cần thường xuyên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ hiểu biết về chính trị, xã hội, để bắt nhịp với xu thế chung của Mỹ thuật thế giới. Hội Mỹ thuật Việt Nam cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.

TRẦN KHÁNH CHƯƠNG

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load