(Xây dựng) – Việc Quảng Ninh xây dựng công trình cổng chào tỉnh còn nhiều ý kiến khác nhau: Có người cho đây là điểm dừng chân, giới thiệu sản phẩm của Quảng Ninh; Có ý kiến xây dựng một cổng tỉnh quy mô lớn vậy là quá tốn kém, mai đây thông đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng thì đường 18 không còn là cửa ngõ lớn của tỉnh Quảng Ninh. Về chuyên môn xây dựng, cũng có nhiều quan điểm khác nhau, Báo Xây dựng sưu tầm các ý kiến để bạn đọc cùng phân tích.
Cổng chào trong quá trình xây dựng.
Ý tưởng thiết kế
Cổng chào tỉnh Quảng Ninh là một cấu trúc đặc biệt được làm bằng thép, lấy cảm hứng từ không gian trong các hang núi đá vôi – địa hình đặc trưng của tỉnh. Cổng chào sẽ nằm trong một khu phức hợp lớn với các khách sạn và không gian thương mại. Phần cảnh quan của khu vực bao gồm mặt nước, bên trong xây dựng một tác phẩm điêu khắc hoa sen, biểu thị tinh thần của đất Phật Yên Tử.
Quy hoạch và thiết kế cảnh quan chính được thực hiện bởi Tổng Công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC). Văn phòng Sdesign hợp tác với VNCC trong dự án xây dựng cổng chào. Công việc của KTS Salvador giới hạn trong việc thiết kế cấu trúc cổng và phần bệ.
Nguyên văn ý kiến của tác giả: “Người ta thường nghĩ rằng cổng chào là cấu trúc bản lề với vòm và một cánh cửa lớn. Nhưng cổng cũng có thể là một không gian chuyển tiếp, một vùng quá cảnh giữa hai khu vực khác nhau hoặc hai nền văn hoá và lịch sử khác nhau”. KTS Salvador |
Phương pháp tiếp cận thiết kế:
KTS Salvador đã thiết kế một không gian chuyển tiếp như vậy ở Quảng Ninh, không gian bên trong sự bảo vệ của cấu trúc, nơi quá cảnh giữa hai khu vực đô thị.
Cấu trúc
Cổng chào có 8 khung vòm, mỗi khung vòm này lại bao gồm nhiều nhánh “xương” khác nhau, với cấu trúc lượn sóng riêng biệt. Trên mỗi xương thép có tạo hình những gợn sóng, chuyển động của các gợn sóng tựa như những chiếc lông vũ đổ bóng lên cửa kính của những chiếc xe chạy qua với ý đồ mô tả sự di chuyển của một con rồng. Một cách nào đó có thể hình dung về một hành trình mà con rồng này bay lượn trong sự chuyển tiếp giữa Hà Nội (Thăng Long) và Vịnh Hạ Long.
Tám vòm được nối với nhau bằng một kết cấu dạng ống trên cao. Tất cả các ứng suất gây ra bởi gió được hấp thụ, do mối nối được bắt vít với nền móng và sự truyền tải trọng bằng hệ kết cấu ống nằm ở vị trí cao, các khung “xương” kết nối với nhau theo dạng tam giác và song song.
Mối nối trong kết cấu.
Không gian bên trong lấy ánh sáng qua hệ khung “xương” giữa các khung vòm. Các khung này được xây dựng trên một bậc thềm mô phỏng hình dạng núi đá. KTS dự kiến sẽ đặt dòng chữ chào mừng đến với tỉnh trên phần thềm này.
Mặt đứng kết cấu 8 khung vòm.
Mặt bằng.
Chuỗi các đường parabolic hyperbolic.
Cấu trúc thiết kế năng động và theo nguyên lí hình học, kết nối giữa các cấu hình kim loại không song song tạo ra một chuỗi các đường parabol và hypebol, tạo thành các bề mặt lượn sóng.
Phần bục dưới chân công trình có thể được đặt các tác phẩm điêu khắc và là nơi du khách có thể đứng chụp ảnh.
Dự án cổng chào Quảng Ninh là sự kết hợp giữa kiến trúc và cảnh quan. Cánh cổng sẽ là một phần của phong cảnh và kích thước lớn của nó giúp bạn dễ dàng khám phá đường chân trời. Trong tương lai, cánh cổng sẽ ghi dấu ấn tượng trong kí ức mọi người.
Một ý kiến khác lại cho rằng: Chiều dài quá ngắn để cảm nhận! Không tính đến thực tế là toàn ngồi trên xe đi qua với góc view bị thu hẹp và với tốc độ của xe và chiều dài thế này gằn như không thể cảm nhận được sự biến đổi của các nhịp cổng mà cái đẹp cái ý chính ở đây là phải cảm nhận khi đi bên trong và đi rất từ từ với góc view rộng mới cảm nhận được! Thật tiếc cho công trình này và cũng tiếc cho số tiền bỏ ra để tạo một tác phẩm chưa thực tế và Không chọn vẹn.
Hai công trình kiến trúc tham khảo:
Nhà hát Opera Sydney
Nhà hát Opera Sydney là sản phẩm thiết kế của kiến trúc sư Đan Mạch Joern Oberg Utzon, sinh năm 1918 ở Copenhagen, Thủ đô Đan Mạch. Năm 2003, Utzon được đánh giá xứng đáng qua giải thưởng Pritzker "Nobel của ngành kiến trúc". Một ngày đẹp trời của năm 1956, khi Sydney tổ chức đấu thầu thiết kế một nhà hát nhạc kịch và trong số 277 đồ án gửi tới dự thi có một bản vẽ được ban giám khảo đặc biệt chú ý thì không hiếm thành viên chấm thi ngán ngẩm lắc đầu khi thấy tất cả chỉ ở dạng phác thảo sơ sài. Không ai từng nghe cái tên Utzon của một kiến trúc sư trái tính trái nết mới đến tuổi 38, đã thế lại còn chưa hề đặt chân tới Sydney lần nào mà chỉ tưởng tượng ra địa điểm xây dựng qua ảnh chụp.
Tháp Eiffel
Tòa tháp được xây dựng hoàn toàn bằng sắt và có độ cao 324m (tính cả cột ăng-ten), toạ lạc trên quảng trường Tháng Ba (Champ de Mars), bên cạnh dòng sông Seine ở Paris. Vào thời điểm xây dựng năm 1889, tháp này là công trình cao nhất thế giới và danh hiệu đó duy trì tới tận năm 1930. Tháp được đặt tên theo tên kỹ sư thiết kế Gustave Eiffel (sinh ngày 15/12/1832 tại Dijon, Côte d’Or, Bourgogne - mất ngày 27/12/1923 tại Paris). Không một người dân Pháp nào sống vào cuối thế kỷ XIX lại có thể thờ ơ với sự xuất hiện của tháp Eiffel mặc dù kỳ đài này gây nhiều tranh luận nhất ở Paris. Hiện nay, đây là một trong những điểm du lịch hàng đầu thế giới, thu hút 6 triệu du khách mỗi năm.
Năm 1889, nước Pháp dự định tổ chức triển lãm để kỷ niệm 100 năm Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1889), qua đó muốn tự khẳng định mình là một cường quốc công nghiệp, đồng thời thể hiện tính táo bạo của người Pháp bằng việc khởi đầu một kỷ nguyên công nghiệp lấy máy móc, sắt thép làm biểu tượng.
Cuộc thi thiết kế tháp được tổ chức trước đó vào năm 1886 và dành cho tất cả kỹ sư, kiến trúc sư Pháp. Các mẫu dự thi này trưng bày tại Tòa thị sảnh ở Paris vào tháng 5/1886. Trong số 700 đề án thiết kế gửi đến người ta chỉ giữ lại 3 đề án để xem xét. Và sau những thỏa thuận sơ bộ, đề án của Gustave Eiffel 36 tuổi, kỹ sư, nhà thầu khoán, nhà doanh nghiệp tài ba được chấp thuận. Ông đã mua lại và sửa đổi, hiệu chỉnh phác thảo của hai kỹ sư Kơslanh, Nughiê là nhân viên trong hãng của ông. Eiffel dồn hết cả cơ nghiệp vào việc xây dựng công trình đồ sộ đầy khó khăn này.
Tên dự án: Cổng chào tỉnh Quảng Ninh Đơn vị thiết kế kiến trúc: SDesign/KTS Salvador Perez Arroyo Đơn vị thiết kế quy hoạch cảnh quan: Tổng Công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam |
Vũ Phong Cầm (sưu tầm)
Theo