Thứ năm 10/10/2024 07:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Món ăn từ cá chữa bệnh thận, liệt dương, tăng huyết áp

15:25 | 18/07/2019

Những loại cá như cá mú, cá quả, cá chép, cá thu ... vừa giàu dinh dưỡng, lại vừa là loại thuốc chữa nhiều cực kỳ bệnh hiệu quả mà không nhiều người biết.


Ảnh minh họa: Internet

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Cá lóc làm sạch luộc lấy thịt 100g, rau cần ta 150g, gia vị gừng, hành, tiêu, mắm muối nấu canh ăn tuần vài lần. Đây là món canh ngon bổ âm dưỡng huyết, thanh hỏa... Sử dụng rất tốt với người có bệnh tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, ù tai khó ngủ. Ngoài ra, cá lóc nấu với hoa lý, rau đắng ăn đều tốt.

Hỗ trợ điều trị thận hư nhiễm mỡ: Cá lóc 1 con (250g) bỏ ruột, nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần. Dùng 10 ngày là một liệu trình.

Bổ nguyên khí, thông tiểu: Cá lóc 400g, đông quỳ tử 24g, hồng sâm 9g, hoài sơn 30g, sinh hoàng kỳ 30g. Lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được. 10 ngày là một liệu trình.


Cá lóc cũng là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet

Cá thu kho tiêu gừng: Cá thu (làm sạch, bỏ ruột) thêm gừng tươi, bột tiêu, gia vị kho nhừ ăn thường ngày. Có tác dụng bổ dưỡng tạng phủ nguyên khí. Dùng cho mọi giới tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ có thai, sau đẻ, trẻ em, người bị tiêu chảy, kiết lỵ dài ngày.

Cá thu 200g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 200g, hoài sơn 15g. Cá thu làm sạch, bỏ ruột, cho cùng các vị thuốc, thêm gia vị hầm nhừ, sau bỏ bã thuốc. Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ, ích khí kiện tỳ. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy dài ngày, phụ nữ huyết trắng, rong kinh, rong huyết, các trường hợp thoát vị, sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung, suy kiệt thiểu dưỡng.

Có thể thêm trong thực đơn này bạch truật 15g, vẫn để nguyên hoàng kỳ hoặc bỏ hoàng kỳ thành thực đơn cá thu hầm sâm, truật, hoài sơn.

Hỗ trợ điều trị vảy nến: Mỗi ngày dùng 150g cá thu, dùng liên tục có thể làm giảm thuốc thuộc nhóm corticoid mà không mất hiệu quả chữa bệnh nhờ omega-3, có tác dụng ức chế chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotrien 3 và 5.

Làm đẹp da, giảm mụn: Cá thu là thực phẩm chức năng có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn.


Chữa viêm khí quản cấp tính: cá chép (1 con) đánh vảy, bọc đất sét, nướng chín, sau đó bỏ đất, gỡ thịt cá nấu cháo ăn vào lúc đói, ngày một lần. Ảnh minh họa: Internet

Chữa phù do suy dinh dưỡng: Dùng bài Cháo cá mú: cá mú, gạo mới, đậu xanh, hành hoa, giá đậu, rau mùi, gừng, hành, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết... Trị tỳ hư, trẻ em còi, người lớn khó lên cân, các chứng hư nhược gầy sút, phù thũng không rõ nguyên nhân.

Chữa gân xương yếu (nuy chứng): Dùng bài Lẩu cá mú: cá mú, đậu phụ, xương heo, cà chua, nấm rơm, rau ăn lẩu, cải canh, xà lách, cải xoong, hoa chuối, rau đắng là gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn... Công dụng: bổ khí huyết, dưỡng gân xương... Trị chứng hư nhược, mới ốm dậy, người mệt mỏi, lưng yếu, gân xương đau dùng đều tốt.

Chữa đái tháo đường, mệt mỏi: Dùng bài Cá mú chưng tương: cá mú, cà chua, hành tây, nấm hương, nấm mèo, tương hột, miến, tỏi, hành, tiêu gia vị vừa đủ hấp ăn... Công dụng: bổ khí huyết, kiện tỳ, hóa thấp, sinh tân... Trị chứng tiêu khát, hình thể gầy ốm, mệt mỏi.

Chữa chứng tâm tỳ hư ăn ngủ kém: Dùng bài Canh cá mú hoa lý: cá mú, hoa lý, hành, gừng, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: kiện tỳ dưỡng tâm, bổ khí huyết... Trị chứng mệt mỏi, ăn ngủ kém, khó lên cân.

Chữa thai nhi chậm phát triển: Dùng bài Cá mú nấu canh cần: cá mú, cà chua, rau cần, thì là, ớt, mắm muối, gia vị vừa đủ nấu ăn... Công dụng: bổ khí huyết, ích ngũ tạng... Trị chứng khí huyết hư, phụ nữ trước và sau sinh hư nhược, người đái tháo đường, tăng huyết áp dùng đều tốt.


Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Cá lóc làm sạch luộc lấy thịt 100g, rau cần ta 150g, gia vị gừng, hành, tiêu, mắm muối nấu canh ăn tuần vài lần. Đây là món canh ngon bổ âm dưỡng huyết, thanh hỏa... Sử dụng rất tốt với người có bệnh tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, ù tai khó ngủ. Ngoài ra, cá lóc nấu với hoa lý, rau đắng ăn đều tốt. Ảnh minh họa: Internet

Chữa phụ sản sau sinh ăn kém, ít sữa: Dùng bài Cá mú chưng gừng: Cá mú, nấm đông cô, thịt giò heo, gừng, nghệ, ớt, hành, tỏi, tiêu, muối, đường, gia vị vừa đủ chưng ăn. Công dụng: bổ khí huyết, kiện tỳ, lợi sữa... Trị chứng khí huyết hư, mệt mỏi ở người già, trẻ em.

Làm thuốc an thai: cháo gạo nếp nấu với một con cá chép và một lạng a giao, ăn trong 3 ngày.

Chữa viêm khí quản cấp tính: cá chép (1 con) đánh vảy, bọc đất sét, nướng chín, sau đó bỏ đất, gỡ thịt cá nấu cháo ăn vào lúc đói, ngày một lần.

Thuốc thông sữa, bổ huyết: cá chép đốt tồn tính, tán bột mịn, uống mỗi lần 10g, ngày 2 lần.

Chữa liệt dương: mật cá chép (1 cái) phối hợp với gan gà trống (1 cái) nghiền nát, ngâm với 500ml rượu trắng trong 5 – 7 ngày càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần mỗi lần 30ml. Cũng với công dụng trên, có thể lấy mật cá chép (1 cái), chứng chim sẻ (1 quả) và mật gà trống (1 cái) làm viên uống.

Theo HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load