Thứ tư 25/12/2024 07:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Miễn phí sạc xe điện tới năm 2027, mô hình trạm sạc nhượng quyền càng thêm hấp dẫn

16:00 | 24/12/2024

(Xây dựng) - Theo anh Vũ Quốc Hưng (An Giang), tận dụng mặt bằng để đầu tư trạm sạc nhượng quyền V-Green đang là mô hình kinh doanh mới và đầy hiệu quả tại Việt Nam. Đặc biệt với chính sách miễn phí sạc kéo dài tới 30/6/2027, sức hấp dẫn của xe điện VinFast đang ngày càng gia tăng, mang tới tiềm năng không thể đo đếm cho mô hình trạm sạc nhượng quyền.

Tạo lợi thế cạnh tranh nhờ trạm sạc xe điện

Anh Vũ Quốc Hưng – chủ quán cà phê 66 Coffee Green (thành phố Long Xuyên, An Giang) vừa quyết định hợp tác với V-Green cách đây 2 tháng để lắp một trụ sạc xe điện VinFast theo mô hình nhượng quyền.

Miễn phí sạc xe điện tới năm 2027, mô hình trạm sạc nhượng quyền càng thêm hấp dẫn
Trạm sạc xe điện được lắp đặt tại quán cà phê của anh Vũ Quốc Hưng (An Giang).

Theo anh Hưng, đặc điểm quán cà phê của anh là có mặt tiền lớn, nằm ở trung tâm thành phố, thuận lợi cho việc đi lại và đỗ xe, nên khi biết thông tin về mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-Green, anh Hưng đã thấy được cơ hội kinh doanh mới đang mở ra với bản thân.

“Tôi thấy xe điện VinFast xuất hiện ngày càng nhiều tại thành phố Long Xuyên. Xe điện nhiều thì nhu cầu sạc sẽ tăng lên. Chủ xe điện đến quán tôi uống cà phê để sạc xe điện hoặc đến sạc xe điện rồi ngồi chờ làm ly cà phê thì việc kinh doanh của tôi đúng là một công đôi việc”, anh chia sẻ.

Thực tế cho thấy, ngoài nguồn thu thêm từ việc mở trạm sạc, mô hình kinh doanh “2 trong 1” này cũng là cơ hội để chính những cửa hàng, dịch vụ hiện tại cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng vì sẽ có hàng vạn chủ xe điện ưu tiên chọn những nơi có trạm sạc để dừng chân và sử dụng dịch vụ.

Thêm vào đó, lý do chính để những người như anh Hưng quyết định đầu tư trạm sạc nhượng quyền chính là cam kết đồng hành lên tới cả thập kỷ của V-Green. Trong thời gian hợp tác, công ty này sẽ hỗ trợ các đối tác trong mọi khâu, từ công nghệ quản lý vận hành, quản lý thu chi tới bảo trì bảo dưỡng, marketing… Thậm chí, V-Green cam kết sẽ đền bù cho các chủ trạm sạc nếu ngừng kinh doanh trước hạn cam kết.

Bởi vậy, không chỉ riêng anh Hưng, hàng nghìn cá nhân, hộ gia đình kinh doanh các mô hình như siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí, cây xăng, dịch vụ kho bãi, vận tải, nhà hàng, garage… cũng đang “bắt tay” với V-Green để có thêm nghề mới là kinh doanh trạm sạc xe điện.

Cách giải bài toán trạm sạc tại Việt Nam

Theo anh Hưng, hơn cả một thương vụ sinh lời, anh thấy mình nhận được nhiều thứ khi hợp tác cùng V-Green kinh doanh trạm sạc.

“Cái được đầu tiên tất nhiên là lợi nhuận. Chẳng ai kinh doanh mà không nghĩ đến doanh thu và lợi nhuận cả. Ví dụ như tôi đang có 200 triệu đồng, nếu gửi ngân hàng thì lãi suất hàng tháng cũng không được bao nhiêu, đầu tư vào các kênh tài chính thì hên xui. Nhưng bỏ ra đúng số tiền đó để lắp đặt một trụ sạc nhượng quyền là thấy luôn được lợi nhuận về lâu về dài mà gần như không có rủi ro”, anh Hưng phân tích.

Hiện quán cà phê của anh Hưng mới lắp duy nhất một trụ sạc DC 30 kW, nhưng phù hợp với mô hình hộ gia đình của anh. Chỉ sau vài tháng, anh Hưng đã nhận thấy hiệu quả.

“Tháng đầu doanh thu chưa cao do chưa có nhiều người biết đến. Sau đó, người dùng tìm được trụ qua ứng dụng và bảo nhau nên đến đông hơn. Giờ thì trụ sạc của tôi ngày nào cũng có xe đến sạc”, anh kể lại.

Theo chính sách của V-Green, chủ mặt bằng như anh sẽ được chia sẻ lợi nhuận ở mức cố định là 750 đồng/kWh. Như vậy, mỗi lần sạc, tùy loại xe, các chủ trạm sạc nhượng quyền có thể thu 15.000-90.000 đồng. Một ngày tính tối thiểu 3-4 giờ sạc thì một tháng đã có doanh thu từ 9 - 10 triệu đồng.

Miễn phí sạc xe điện tới năm 2027, mô hình trạm sạc nhượng quyền càng thêm hấp dẫn
Lượng xe điện ở Long Xuyên tăng nhanh nên anh Hưng đang có ý định đầu tư thêm trụ sạc nhượng quyền.

“Một trụ doanh thu được ngần đó, giờ lắp 2 trụ là nhân 2 lên thôi. Đó là lý do tôi đang có ý định đầu tư thêm vì mặt bằng, chỗ đỗ vẫn còn, nhu cầu sạc ở đây cũng vẫn còn”, vị chủ mặt bằng nói.

Ngoài lợi nhuận đầy tiềm năng, đối với anh Hưng, việc mở trạm sạc xe điện còn mang tính kết nối các chủ xe với nhau. Bản thân anh đang sở hữu một chiếc VinFast VF 9. Trạm sạc của anh chính là nơi sinh hoạt của các thành viên trong cộng đồng xe điện ở thành phố Long Xuyên. Anh Hưng cũng là người thường xuyên chia sẻ, trao đổi các kiến thức về việc sử dụng xe điện với cộng đồng của mình.

Ở góc nhìn của một chủ xe điện, theo anh Hưng, mô hình này cũng sẽ giúp hệ thống trạm sạc mọc lên ở khắp nơi trên đất nước. Tận dụng “nguồn lực toàn dân” sẽ là cách giải bài toán trạm sạc tại Việt Nam nhanh nhất, hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đặc biệt sau khi VinFast và V-Green công bố gia hạn quyền lợi sạc pin miễn phí cho chủ xe điện tới 30/6/2027.

“Hạ tầng trạm sạc là gốc rễ của giao thông xanh. Khi có trạm sạc rộng khắp, người dân sẽ cởi mở hơn với xe điện, ngày càng nhiều người tự tin mua và sử dụng, không khí sẽ trong lành hơn, giúp cải thiện cuộc sống”, anh Hưng kết luận.

Phương Nghi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load