Thứ ba 26/11/2024 16:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực, phương án bồi thường, tái định cư thay đổi ra sao?

08:11 | 21/06/2024

(Xây dựng) - Thay vì ngày 1/1/2025, Luật Nhà ở 2023 dự kiến có hiệu lực ngay từ ngày 1/8/2024 tới đây. Người dân cần nắm rõ nội dung của phương án bồi thường, tái định cư theo quy định mới.

Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực, phương án bồi thường, tái định cư thay đổi ra sao?
Luật Nhà ở 2023 dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. (Ảnh minh họa)

Theo khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023 thì phương án bồi thường, tái định cư phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên của chủ đầu tư đối với trường hợp đã lựa chọn được chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Tên và địa chỉ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; Vị trí, diện tích nhà chung cư được cải tạo, xây dựng lại; vị trí, diện tích nhà ở phục vụ tái định cư được bố trí.

Hình thức bố trí nhà ở phục vụ tái định cư bao gồm bố trí nhà ở phục vụ tái định cư tại chỗ hoặc tại địa điểm khác hoặc mua, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn hoặc nhận tiền theo quy định của Luật Nhà ở 2023.

Hệ số K diện tích căn hộ đối với nhà chung cư quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Nhà ở 2023; Lưu ý: Có giá đất để tính bồi thường (nếu có) và giá thuê nhà ở sau khi đầu tư xây dựng lại (nếu có).

Giá trị căn hộ được xác định sau khi quy đổi diện tích theo hệ số K quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023; Tiền đóng góp để xây dựng căn hộ theo tiến độ dự án hoặc nộp một lần sau khi bàn giao căn hộ đối với nhà chung cư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Nhà ở 2023.

Giá trị nhà ở phục vụ tái định cư trong trường hợp tái định cư tại địa điểm khác; Thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 60 Luật Nhà ở 2023.

Phương án xử lý đối với các căn hộ còn lại sau khi đã bố trí tái định cư; Khoản tiền chênh lệch (nếu có) mà chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hoặc chủ sở hữu phải thanh toán giữa giá trị nhà ở phục vụ tái định cư và giá trị nhà ở chủ sở hữu sẽ nhận theo phương án bồi thường, tái định cư.

Thời gian thực hiện dự án; thời gian hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời; Thời gian bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư theo hình thức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023; Kinh phí hỗ trợ di dời, thuê nhà ở tạm thời và các kinh phí liên quan khác (nếu có).

Kinh phí bảo trì sau khi xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023; Bồi thường, tái định cư đối với phần diện tích khác không phải là căn hộ chung cư (nếu có).

Theo khoản 2 Điều 71 Luật Nhà ở 2023 quy định về nội dung và thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư theo thẩm quyền và kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện đúng phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt.

Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn phải kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện đúng phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt.

Thu Quỳnh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vì sao Thảo Điền “thăng hạng” trên bản đồ bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh?

    (Xây dựng) - Trong bức tranh phát triển đô thị năng động của Thành phố Hồ Chí Minh, Thảo Điền nổi bật không chỉ nhờ vị trí chiến lược và phong cách sống thượng lưu, mà còn bởi sự bứt phá trong đầu tư hạ tầng. Khu vực này đã trở thành một trong những "điểm nóng" bất động sản hàng đầu, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

  • An Giang: Thêm 25 khách hàng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại dự án Nhà ở xã hội thấp tầng thuộc Khu đô thị mới Tây Sông Hậu

    (Xây dựng) – Sở Xây dựng An Giang vừa thông báo Chi nhánh Công ty Cổ phần Tổ chức nhà quốc gia tại An Giang là trong 29 hồ sơ đăng ký thuê nhà ở xã hội tại dự án (đợt 4) tại dự án Nhà ở xã hội thấp tầng thuộc Khu đô thị mới Tây Sông Hậu có 25 hồ sơ đảm bảo điều kiện được thuê nhà ở xã hội.

  • Nhà ở xã hội: Giá thành quyết định chất lượng?

    (Xây dựng) – Nhà ở xã hội (NƠXH), nhà thu nhập thấp (TNT) lâu nay luôn nhận được nhiều ý kiến nghi ngại về chất lượng xây dựng. Bên cạnh đó, việc tranh chấp phí bảo trì, không tìm được tiếng nói chung giữa Ban quản trị, ban quản lý và cư dân, rồi hàng quán kinh doanh tràn lan, bãi đỗ xe ôtô chiếm dụng vỉa hè xung quanh tòa nhà... cũng là nguyên nhân phần nào khiến cho sự xuống cấp nhanh của tòa nhà. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả các khu NƠXH đều như vậy.

  • Chi phí tra cứu bảng giá đất

    (Xây dựng) - Thông tư số 56/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 31/7/2024 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

  • Ưu tiên mở rộng loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại vừa túi tiền

    (Xây dựng) – Góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại (NƠTM) thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đề xuất ưu tiên giải quyết đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) được mở rộng loại đất để thực hiện dự án NƠTM giá vừa túi tiền nhằm cơ cấu lại sản phẩm nhà ở đang lệch pha…

  • Điều kiện chuyển đất trồng lúa thành đất ở

    (Xây dựng) – Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác phải tuân theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load