Thứ năm 31/10/2024 07:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Lễ hội tháng Ba ở 3 miền

16:31 | 04/03/2008

 

1. Lào Cai

 

* Lễ cúng rừng của người Nùng Thời gian: 29-1 âm lịch.

 

Địa điểm: Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

 

Đối tượng suy tôn: Thần làng, thần cây.

 

Đặc điểm: Cúng 2 cây cổ thụ "cây bố và cây mẹ", cúng những người hy sinh vì nước và vì bản làng. Các trò chơi thi leng hao, hát lán cô, đu, chơi cờ gỗ.    

 

2. Phú Thọ

 

* Hội Phù Ninh

 

Thời gian: 12-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

 

Đối tượng suy tôn: Các Vua Hùng.

 

Đặc điểm: Cúng gà sống (làm lông sạch để cả con), lòng luộc cuốn củ kiệu (theo tích xưa Mỵ Nương đến đây tìm được giống cỏ thơm, ăn ngon, dâng vua cha, đó là củ kiệu).

 

 * Lễ cầu tháng Giêng

 

Thời gian: 27-1 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

 

Đối tượng suy tôn: Hùng Hải (tướng của vua Hùng), Trang phu nhân và Quế Hoa.

 

Đặc điểm: Rước kiệu, rước văn từ đình làng vào đền thờ, múa voi, thổi cơm thi.

 

3. Vĩnh Phúc

 

* Hội Đức Bác Thời gian: 1-2 và 11-12-6.

 

Địa điểm: Xã Đức Bác, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

 

Đối tượng suy tôn: Thánh Ông, Bát Nàn công chúa (tướng của Hai Bà Trưng), ông tổ hát xoan.

 

Đặc điểm: Lễ cầu đinh, đua thuyền sang Phượng Lâu (bên kia sông) cướp giỏ thóc (bó mạ) mang về, hát xoan.

 

4.Bắc Ninh

 

* Hội Đình Bảng  

 

Thời gian: 14 - 15-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Đình làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

 

Đối tượng suy tôn: Thờ núi, thần nước, thần trồng trọt và 6 nhân thần có công dựng lại làng sau cuộc tàn phá của quân Minh.

 

Đặc điểm: Tế thần, đấu vật, chọi gà.    

 

* Hội làng Diềm Thời gian: 15-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Làng Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

 

Đối tượng suy tôn: Đức Vua Bà (bà tổ của dân ca quan họ).

 

Đặc điểm: Lễ giỗ tổ quan họ có hát quan cầu đảo, quan họ trùm đầu, và trò chơi cướp quả cầu nước.     

 

* Hội Ngọc Xuyên

 

Thời gian: 6-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

 

Đối tượng suy tôn: Thánh Cả (Lạc Long Quân), Thánh Hai (Tổ nghề đồng Nguyễn Công Truyền).

 

Đặc điểm: Tục tế thần, trò "rồng lột" (diễn lại công lao của Lạc Long Quân).    

 

 * Hội Yên

 

Thời gian: 10 - 12-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

 

Đối tượng suy tôn: Trương Hống, Trương Hát.

 

Đặc điểm: Cầu mùa, hát quan họ, chạy (kéo) chữ, chơi cướp cầu.    

 

5. Thành phố Hải Phòng

 

* Hội đình Tri Yếu Thời gian: 7 - 10-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng.

 

tượng suy tôn: Cao Sơn, Quí Minh và Chàng Rồng - Thần bản trang sở tại giúp vua Hùng đánh Thục.

 

Đặc điểm: Tế thần, thi bánh chưng, bánh giầy, đấu vật.

 

6. Hà Tây

 

 * Hội đánh cá làng Me

 

Thời gian: 2 - 10-2 âm lịch. Chính hội 4-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.

 

Đối tượng suy tôn: Đức Thánh Tản Viên.

 

Đặc điểm: Thi đánh cá tế thánh Tản Viên, làm tiệc cá,múa rối, hát đúm, đáo đĩa.    

 

  * Hội đình Ngũ Giáp

 

Thời gian: 2 - 4-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.

 

Đối tượng suy tôn: Thành hoàng Lữ Gia đại vương.

 

Đặc điểm: Trò đón ông đám, cướp bông.    

 

 * Hội đền Lộ

 

Thời gian: 4 - 6-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

 

Đối tượng suy tôn: Tứ vị thánh nương.

 

Đặc điểm: Tế, rước sắc phong, rước nước.   

 

* Hội đền Rầm

 

Thời gian: 5 - 7-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thôn Sâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

 

Đối tượng suy tôn: Thủy Cung Thánh Mẫu.

 

Đặc điểm: Lễ rước nước, múa rồng, múa sư tử, kéo chữ, cờ người, hát quan họ, chọi gà.

 

* Hội Cẩm Đái và Tòng Lệnh

 

Thời gian: 12-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Cẩm Lĩnh và xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

 

Đối tượng suy tôn: Thánh Tản Viên.

 

Đặc điểm: Tế thần, thi đánh cá theo tích xưa, tiệc cá gỏi (phải là cá măng và cá quất).

 

 * Hội Hà Hiệp

 

Thời gian: 12-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.

 

Đối tượng suy tôn: Hoàng Đạo, danh tướng thời Hai Bà Trưng.

 

Đặc điểm: Lễ * Hội có lễ rước long trọng từ quán Dâu (nơi thờ tướng quân) về đình. Trai làng đồng phục mang vũ khí tượng trưng cuộc chiến đấu của tướng quân xưa.    

 

 * Lễ hội làng Sơn Đồng

 

Thời gian: 5 - 6-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

 

Đối tượng suy tôn: Đông nhạc giáng thần.

 

Đặc điểm: Lễ tế trâu, rước và thi bánh giầy, trò cướp bông.

 

7. Nam Ðịnh

 

 * Hội đền Đim

 

 Thời gian: 30-1 - 2-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

 

Đặc điểm: Lễ tế, lễ rước, đấu vật, tổ tôm điếm, hát chèo.    

 

8. Hà Nam

 

* Hội đền Trúc (Hội Quyển Sơn)

 

 Thời gian: 6-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

 

Đối tượng suy tôn: Lý Thường Kiệt.

 

Đặc điểm:Hát dậm (vừa hát vừa dậm chân theo lối người chèo thuyền trên sông), múa bơi trải.    

 

 9. Thái Bình

 

* Hội đền Đông Linh

 

Thời gian: 14-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

 

Đối tượng suy tôn: Lê Bôi (Phạm Bôi), người có công thời khai quốc triều Lê Thái Tổ, được ban Quốc tính.

 

Đặc điểm: Lễ tế thần.

 

* Hội An Cổ

 

Thời gian: 10-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thôn An Cổ, xã Thụy An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

 

Đối tượng suy tôn: Phạm Hải (Nam Hải đại vương).

 

Đặc điểm: Rước thần, tế, chơi đấu vật, cờ tướng, hát chèo.    

 

* Hội Bổng Điền

 

Thời gian: 14-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

 

Đối tượng suy tôn: Thần Nông.

 

Đặc điểm: Rước nước cầu mưa, rước kiệu Thánh long trọng.

 

10. Thành phố Hà Nội

 

 * Hội đình Đông Phù

 

Thời gian: 6 - 7-2 âm lịch: Lễ nhập tịch.

 

Địa điểm: Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Thành hoàng: Sứ quân Nguyễn Siêu.

 

Đặc điểm: Lễ hạ đồ và thượng đồ.    

 

* Hội đình An Phú

 

Thời gian: 13-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Thần Nguyễn Bông và ngài Trần Toàn.

 

Đặc điểm: Hội làng có trò chơi “đi cầu noi”    

 

* Hội đình Bà Tía

 

Thời gian: 8 - 10-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Trương Tử Nương, tướng của Hai Bà Trưng.

 

Đặc điểm: Thi đấu vật, đánh cờ, đi cầu đập nồi niêu.

 

* Hội đình Bái Ân

 

Thời gian: 10-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Làng Bái Ân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Ông thánh Chú và ông Dầu, bà Dầu.

 

Đặc điểm: Rước kiệu quỳ, hát ca trù, cờ người.

 

* Hội đình Giàn

 

Thời gian: 9 - 11-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Lý Phục Man, danh tướng thời Lý (Đánh quân Lương và Lâm ấp, giữ nước Vạn Xuân).

 

Đặc điểm: Rước kiệu, cờ người, võ, chọi gà, đấu vật.

 

* Hội đình Nhật Tân

 

Thời gian: 2-2, 10-2 và 8-8 âm lịch.

 

Chính hội 10-2 âm lịch

 

Địa điểm: Phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Uy Đô Linh Lang (hoàng tử nhà Trần).

 

Đặc điểm: Múa rồng.

 

* Hội đình Nhật Tảo

 

Thời gian: 11-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Trần Nguyễn Trác.

 

Đặc điểm: Thi bánh giầy, chè kho.

 

* Hội đình Thanh Liệt

 

Thời gian: 8 - 10-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

 

Đối tương suy tôn: Phạm Tu (đình ngoại), Chu Văn An (đình nội).

 

Đặc điểm: Rước kiệu từ đình nội ra đình ngoại, diễn tuồng, chọi gà, đánh cờ bỏi.    

 

 * Hội đình Vạn Phúc

 

Thời gian: 9-2 âm lịch.

 

Địa điểm: 32 Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

Đối tương suy tôn: Linh Lang đại vương (theo truyền thuyết là con thứ 4 của vua Lý Thánh Tông), Mẫu Thiên Tiên Lý Huệ Tông.

 

Đặc điểm: Rước, múa trống, cướp lụa đỏ. Có 13 làng trại và nhiều cộng đồng khác như ở Đình Bảng (Bắc Ninh), Bồng Lai (Hà Tây) cũng về dự hội.    

 

* Hội đình Vẽ

 

Thời gian: 9 - 11-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Thánh Độc Cước sơn tiên, Lê Khôi - công thần thời Lê, thổ thần.

 

Đặc điểm: Thi thả thơ, hát ca trù. Đặc sản có bánh khoái và hàng mây tre đan.  

 

* Hội đền Đồng Nhân  

 

Thời gian: 6-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Đền Đồng Nhân, phường Ðồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Hai Bà Trưng    

 

* Hội đền Bà Chúa Kho (Giảng Võ) Thời gian: 12-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Đình Giảng Võ, đường Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn:Bà Chúa Kho.

 

Đặc điểm: Lễ tế của 13 làng trại anh em. Trò chơi: cờ người, bắt vịt, múa rối cạn, rối nước.    

 

* Hội An Hòa

 

Thời gian: 10 - 12-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Lý Nhân Tông, Vạn Phúc phu nhân, Tứ Nàng phu nhân (con Lý Nam Đế), Bạch Hạc tam giang.

 

Đặc điểm: Tế nam quan, tế nữ quan, chơi cờ tướng, chọi gà.

 

* Hội Cổ Nhuế

 

Thời gian: 9-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Đông Chinh vương (con thứ 5 của vua Lê Thái Tổ) có công đánh giặc Minh, vợ Đông Chinh vương và Tạ Minh Hiền công chúa.

 

Đặc điểm: Rước kiệu, lễ cáo thần, chơi cờ bỏi, cờ người, hát đối, chọi gà.

 

* Hội làng An Thái

 

Thời gian: 10-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Làng Yên Thái, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Vũ Phục Chiêu ứng đại vương và Thuận Chính phu nhân (ông Dầu, bà Dầu).

 

Đặc điểm: Xôi dẻo, thịt bò thui, cơm nếp, gà mái ghẹ luộc. Trò chơi đu tiên, thi cây hoa, cây cảnh xuân.

 

* Hội làng Bát Tràng

 

Thời gian: 14 - 16-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Đình Bát Tràng, Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Hán Cao Tổ và Lữ hậu, Cai O Minh Chính tự đại vương, Phan Đại tướng, Hồ Quốc Thần, Bạch Mã thần.

 

Đặc điểm: Rước nước, tắm bài vị, thi sáng tác ca trù để hát thờ

 

* Hội làng Cán Khê

 

Thời gian: 16-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Phù Đổng Thiên Vương.

 

Đặc điểm: Rước lớn 16 đoàn được tổ chức công phu. 60 thanh niên và hơn 100 cụ tham gia đám rước.

 

* Hội làng Cót

 

Thời gian: 12 - 15-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Đình Cót, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Các thần Cao Sơn, Diêm La, Mộc Tinh, hai vị bản thổ (hoàng cung Trịnh Thục phu nhân, Tràng Hán anh linh Đại tướng quân).

 

Đặc điểm: Rước lớn 7 kiệu (5 long ngai bài vị, một kiệu sắc - kiệu phù hương, một kiệu chum nước).   

 

* Hội làng Hồ Khẩu

 

Thời gian: 13-2 âm lịch hội chính

 

Địa điểm: Phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Dực thánh Đại vương (Cống Lễ), Vệ quốc Đại vương (Cá Lễ).

 

Đặc điểm: Múa bơi trải (múa cạn) với sự tham gia của 36 thanh niên gọi là giai bơi.

 

* Hội làng Lương Quy

 

Thời gian: 5 - 6-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thôn Lương Qui, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Ông Thống, ông Qui, ông Giang.

 

Đặc điểm: Thi bổ cau têm trầu, chạy thẻ, kéo nước, xay thóc giã gạo, bắt và thịt gà, thổi cơm thi nhắc lại sự tích rèn luyện các quân sĩ của ba vị tướng.

 

* Hội làng Mạch Lũng

 

Thời gian: 10-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Tam vị Minh Mổ đại vương và bà thân mẫu Xoa Nương.

 

Đặc điểm: Rước nước, rước kiệu, bơi trải.

 

* Hội làng Ngọc Trì Thời gian: 5 - 14-2 âm lịch. Chính hội 9-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội

 

Đối tương suy tôn: Huyền Thiên Trấn Vũ.

 

Đặc điểm: Hội làng được tổ chức 5 năm một lần. Trò chơi kéo co.    

 

 * Hội làng Nghi Tàm

 

Thời gian: 10- 2 âm lịch.

 

Địa điểm: Đình Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Võ Trung, Võ Quốc, Bảo Trung, Công chúa Quỳnh Hoa, Thánh Minh Khiết, Tây Hồ thủy thần.

 

Đặc điểm: Bơi trải, thi hoa cây cảnh.

 

 * Hội làng Nha

 

Thời gian: 10-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thôn Nha, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Linh Lang đại vương, Đô Thống và Xuyên Hoa công chúa.

 

Đặc điểm: Đấu vật, đánh cờ, chèo tuồng.    

 

* Hội làng Thọ Am

 

Thời gian: 8-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Làng Thọ Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Tướng quân Đoàn Thượng, quan nghè Nguyễn Phục và Lã thị phu nhân.

 

Đặc điểm: Rước kiệu.

 

* Hội làng Trung Kính

 

Thời gian: 14-2 âm lịch.

 

Địa điểm: Thôn Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Đối tượng suy tôn: Hùng Nộn công (thời vua Hùng).

 

Đặc điểm: Cúng lợn giống đen tuyền, hát ca trù, vật, bắt vịt trong ao, đi cầu treo, tổ tôm điếm, thi thổi cơm.    

 

* Hội làng Yên Nội

 

Thời gian:10-2 âm lịch.

 

Địa điểm:Xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

 

Nguyễn Hùng (Tổng công ty Du lịch Hà Nội)

Theo baoxaydung.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Di tích bãi biển Lộ Diêu – “Địa chỉ đỏ” của ý chí và sự sáng tạo Việt Nam

    (Xây dựng) - Di tích bãi biển Lộ Diêu - nơi cập bến tàu không số là “địa chỉ đỏ” gắn liền với huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, với truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trong đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

  • Thái Nguyên: Phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) – Đền thờ Lý Nam Đế thuộc phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là một di tích lịch sử quốc gia quan trọng, nằm trong Khu di tích Lý Nam Đế. Đây là những bằng chứng lịch sử, minh chứng cho tư duy chiến lược về chính trị, chủ quyền lãnh thổ, ý chí quật cường, khát vọng độc lập dân tộc của dân tộc Việt Nam và cần tiếp tục được giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị.

  • Công trình tòa nhà Đại học Tổng hợp trở thành không gian sắp đặt nghệ thuật độc đáo

    (Xây dựng) - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, tòa nhà Đại học Tổng hợp sẽ được “đánh thức” từ những dự án nghệ thuật, trở thành điểm tham quan yêu thích của những người yêu tri thức, yêu di sản, yêu nghệ thuật và sự sáng tạo.

  • Cần quan tâm bảo tồn những ngôi biệt thự cổ 100 tuổi ở Đồng Nai

    (Xây dựng) - Với việc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản gửi UBND tỉnh tham mưu phương án nắn đường ven sông để “cứu” biệt thự cổ trăm tuổi “nhà lầu ông Phủ” cho thấy, sự quan tâm về mặt bảo tồn. Từ đó, đem đến hy vọng cho những ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp khác đang bị bỏ quên ở Đồng Nai.

  • Vĩnh Phúc: Ấn tượng chương trình kỷ niệm 120 năm địa danh Tam Đảo

    (Xây dựng) – Tối 26/10, tại quảng trường thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã diễn ra chương trình “Dấu ấn mùa Đông - thị trấn Tam Đảo 120 năm hình thành và phát triển” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

  • Quảng Ninh: Bình Liêu sôi động văn hóa du lịch vùng biên

    (Xây dựng) - Tối 25/10, huyện Bình Liêu tổ chức chương trình khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024. Với chủ đề “Bình Liêu - Mùa hội về”, chương trình văn hóa cộng đồng người thiểu số miền núi sôi động, tỏa sáng hình ảnh "thiên đường" du lịch sinh thái trong mùa thu đông ở địa phương vùng biên phía Bắc của Tổ quốc.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load