Chủ nhật 05/01/2025 05:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Làng Nôm - Ngôi làng cổ độc đáo và hấp dẫn ở tỉnh Hưng Yên

10:18 | 29/11/2022

Về với làng Nôm, du khách được đắm mình vào một quần thể di tích cổ kính bao gồm cổng làng, giếng nước, sân đình, chùa Nôm, những ngôi nhà cổ và độc đáo hơn cả là một di sản đặc biệt - cầu Nôm.

Làng Nôm - Ngôi làng cổ độc đáo và hấp dẫn ở tỉnh Hưng Yên
Cổng làng Nôm là một trong những nhân chứng lịch sử đi qua 2 cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Vietnam+)

Xuôi theo Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng khoảng 30km là đến làng Nôm, thuộc địa phận xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Một ngôi làng cổ trù phú với quần thể di tích lịch sử văn hóa độc đáo vẫn còn giữ nguyên những nét cổ kính của làng quê Việt Nam.

Trước đây, người dân trong làng có nghề buôn đồng nát. Bà con ở đây đi mua đồng nát về bán lại cho các lò đúc đồng ở địa phương và các vùng lân cận. Nhờ chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong làm ăn buôn bán, nên làng Nôm nhờ đó mà ngày càng hưng thịnh, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển.”

Đến làng Nôm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Cổng làng. Đây là một trong những chứng tích lịch sử đi qua 2 cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Các cụ cao niên trong làng cho biết cổng làng có tuổi đời lên đến hơn 200 năm do sự tàn phá của chiến tranh nên giờ đây cổng làng đã bị xuống cấp nhưng vẫn giữ được nhiều họa tiết tinh xảo. Vòm cổng có dòng chữ: Đồng Cầu Nôm.

Làng Nôm - Ngôi làng cổ độc đáo và hấp dẫn ở tỉnh Hưng Yên
Ao chung lớn của làng Nôm. (Ảnh: Vietnam+)

Bước qua cánh cổng làng uy nghi, một bức tranh thủy mặc, hoài cổ ngay lập tức hiện lên khiến du khách phương xa không khỏi ngỡ ngàng. Vẻ đẹp của làng Nôm là cái đẹp mộc mạc, yên bình và có phần hơi trầm buồn.

Ao chung lớn chạy giữa làng là nơi tập trung từ người già đến trẻ con trong những ngày Hè. Nước trong ao lúc nào cũng trong xanh, tĩnh lặng như chiếc gương khổng lồ.

Ở làng Nôm hiện còn lưu giữ được 3 giếng cổ có tuổi đời hàng ngàn năm và được coi là tài sản quý của dân làng. Giếng nằm rải rác ở trong làng, có một cái nằm ngay gần cổng đình Đại Đồng, có cái nằm ven đường ngay cạnh cầu đá và một cái nằm ẩn mình dưới tán cây cổ thụ ở trong chùa Nôm. Bên trong giếng là những hàng gạch xếp chồng lên nhau dưới phần cổ giếng, thành giếng cũng là những phiến đá cổ nguyên khối và miệng giếng đều có nắp đậy. Thành giếng cũng là những phiến đá cổ nguyên miếng.

Ở làng Nôm, không gian và thời gian đều như đang lắng lại. Những ngôi nhà với lối kiến trúc xưa cũ, những tán cây cổ thụ và hàng cau cao vút khẽ ngả bóng xuống mặt ao làng xanh trong. Nhịp sống của người dân cũng yên bình, chậm rãi như dòng nước khẽ xao động.

Cấu trúc của làng cũng vô cùng ấn tượng bởi toàn bộ được liên kết với nhau bằng hệ thống đường ngang ngõ tắt như xương cá nên dù đi đến đâu, vào nhà ai thì chỉ cần mở cửa ra là gặp ngõ, qua ngõ là đường làng.

Làng Nôm - Ngôi làng cổ độc đáo và hấp dẫn ở tỉnh Hưng Yên
Nhà cổ bên ao. (Ảnh: Vietnam+)

Hiện ở làng Nôm vẫn còn những ngôi nhà cổ. Những ngôi nhà này được xây dựng theo kiến trúc độc đáo - nhà 5 gian truyền thống với vườn tược, sân nhà, nhà chính, nhà phụ, khu bếp, hàng rào bao quanh. Bênh cạnh những ngôi nhà cổ này, trong làng giờ cũng có nhiều cao tầng nhưng nhìn chung vẫn giữ được nét đẹp xưa.

Ở làng Nôm còn có ngôi chùa Nôm đầy linh thiêng với lối kiến trúc mang đậm nét truyền thống. Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ. Có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự.

Làng Nôm - Ngôi làng cổ độc đáo và hấp dẫn ở tỉnh Hưng Yên
Chùa Nôm, tên hiệu là “Linh Thông cổ tự.” (Ảnh: Vietnam+)

Chùa Nôm, rất nổi tiếng; nằm giáp với chợ Nôm. Chùa có các công trình như tam quan, gác chuông, gác trống, tam bảo, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ và sân chùa rộng mênh mông.

Chùa Nôm còn là nơi lưu giữ hơn 100 bức tượng cổ bằng đất nung. Trải qua bao thời kỳ bể dâu của lịch sử cùng sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng những pho tượng này vẫn trường tồn cùng thời gian và giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu.

Di vật tiêu biểu tại chùa và Đình còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý giá như tượng phật, cây hương đá, tháp đá, chuông đồng, nhang án gỗ, câu đối, đại tự, sắp phong, thần tích, sập thờ, ngai thờ, kiệu….

Qua nhiều biến cố lịch sử, đình làng Nôm vẫn còn giữ được nguyên vẹn những nét cổ xưa với thiết kế hình chữ tam, quay mặt ra ao làng, phía trước gồm năm gian đại bái, tiếp sau đó là ba gian chính đường, hai bên có tả vu-hữu vu thông nhau, cuối cùng là phần hậu cung-nơi thờ bài vị của Ngài đức thánh Tam Giang-thành hoàng làng với những thiết kế nội thất đặc trưng.

Làng Nôm - Ngôi làng cổ độc đáo và hấp dẫn ở tỉnh Hưng Yên
Đình làng Nôm. (Ảnh: Vietnam+)

Hậu cung của đình chỉ mở cửa vào dịp lễ hội làng (được tổ chức từ ngày 10-12 tháng Giêng, kết thúc vào trưa ngày 12) hoặc lễ Tết.

Phía sau đình làng là một gò đất, kết hợp với gò đất ngoài cổng làng (người làng tương truyền đó là gò Con Bống, độ cao thấp hơn gò sau đình), tạo thành thế “tiền án hậu chẩm” ( tức là được che phía trước, có chỗ dựa phía sau) với “minh đường” chính là chiếc ao làng.

Khi bước vào sân đình, bất cứ ai cũng bị ấn tượng bởi hình ảnh hai con rồng đá nằm chầu bên ngoài cửa đình, các nét chạm khắc vô cùng tinh tế và điêu luyện: đầu rồng mọc sừng, thân uốn lượn tựa đang bay trên không trung, mình có vây, chân bốn móng.

Kế sau đó hai con rồng đá là hai Ông Voi chầu có kích thước tương đối với voi thật, phía trước tường và cột trụ bậc lên xuống đều được xây bằng đá xanh rất chắc chắn.

Làng Nôm - Ngôi làng cổ độc đáo và hấp dẫn ở tỉnh Hưng Yên
Cầu bằng đá mang tên Cầu Nôm. (Ảnh: Vietnam+)

Gần chùa Nôm có một cây cầu bằng đá mang tên Cầu Nôm, vô cùng đặc biệt và quý giá. Cầu có 9 nhịp bằng đá, rộng hơn 1m nhưng vẫn là nơi bà con trong làng đi lại hàng ngày. Hai bên thành cầu trạm khắc hình đầu rồng, được đỡ bằng các trụ đá chỉ xếp vào nhau không có vôi vữa gì gắn kết.

Ai về cầu đá làng Nôm

Mà xem phong cảnh nước non hữu tình

Cầu đá làng Nôm như một biểu tượng của người dân làng Nôm vậy, gần như các câu ca dao tục ngữ về làng Nôm xưa đều được thông qua biểu tượng chính là cây cầu này. Không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo, chiếc cầu đá cổ hơn 200 năm này được các nhà nghiên cứu đánh giá là một công trình độc đáo còn nguyên vẹn chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của Đồng bằng sông Hồng.

Cầu Nôm là cây cầu đá bắc ngang dòng sông Nguyệt Đức, là điểm nhấn độc đáo mang lại sức hút đặc biệt cho không gian văn hóa thuần Việt của làng.

Bước qua 9 nhịp cầu đá là con đường dẫn vào chợ Nôm. Hiện không còn cảnh chợ như xưa nhưng mái ngói âm dương, gian chợ dưới bức tường gạch đỏ siêu vẹo vẫn khiến những người dân nơi đây và khách thập phương ngỡ như đang được đi ngược trở về chợ xưa.

Làng Nôm - Ngôi làng cổ độc đáo và hấp dẫn ở tỉnh Hưng Yên
Khung cảnh chợ Nôm. (Ảnh: Vietnam+)

Chợ Nôm họp 12 phiên trong một tháng vào các ngày có số cuối là 1,4,6 và 9. Ngày xưa chợ Nôm là một trong những nơi điều tiết nhịp sống của cả làng với nghề đồng nổi tiếng. Khác với chợ ở thành phố, chợ Nôm họp bên trong những gian nhà xây gạch không trát vữa. Màu gạch đỏ au, lở vỡ theo thời gian như một nét gì đó rất hoài cổ, xưa cũ.

Giờ chợ vẫn họp thường niên theo đúng quy định, người dân nơi đây vẫn tấp nập ghé đến khiến cả khu chợ nhộn nhịp hơn bao giờ vào những ngày phiên chợ.

Với những giá trị trên, ngày 07/01/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 50/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Quần thể di tích làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là Di tích lịch sử-kiến trúc nghệ thuật Quốc gia./.

Theo (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

Xem thêm
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

    10:57 | 29/12/2024
  • Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

    Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, diện mạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng khang trang. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với khu di tích được bảo tồn, phát huy hiệu quả.

    08:04 | 29/12/2024
  • Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    11:40 | 28/12/2024
  • Hà Tĩnh: Tổ chức Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

    (Xây dựng) - Tối 27/12, tại Quảng trường Thành Sen, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tỉnh Hưng Yên; Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024).

    08:49 | 28/12/2024
  • Hà Nội: Khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2

    (Xây dựng) - Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, năm 2024 với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” sẽ được tổ chức trong 4 ngày, dự kiến từ ngày 26-29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh (Thành phố Hà Nội).

    14:48 | 27/12/2024
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô”

    (Xây dựng) - Từ ngày 27/12 - 29/12/2024, Sở Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô” tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa.

    11:45 | 27/12/2024
  • Bình Định: Tổ chức đại nhạc hội Countdown chào đón năm mới

    (Xây dựng) - Hàng loạt các ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng sẽ trình diễn tại Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc”. Chương trình hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả 1 đêm nhạc mang đẳng cấp vươn tầm quốc tế.

    10:15 | 27/12/2024
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn

    (Xây dựng) - Ngày 26/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và Hà Nội; các tướng lĩnh quân đội, các nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng.

    15:17 | 26/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ vinh quang”

    (Xây dựng) – Tối 25/12, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và chào năm mới 2025 với chủ đề “Rạng rỡ vinh quang”.

    11:50 | 26/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load