Làng Vạn Phúc (xưa có tên Vạn Bảo) là một làng Việt cổ nằm bên sông Nhuệ, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội), có nghề dệt lụa nổi tiếng lâu đời bậc nhất Việt Nam với bề dày trên 1.000 năm.
Làng Vạn Phúc (xưa có tên Vạn Bảo) là một làng Việt cổ nằm bên sông Nhuệ, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội), có nghề dệt lụa nổi tiếng lâu đời bậc nhất Việt Nam với bề dày trên 1.000 năm. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Đền thờ Tổ nghề dệt làng Vạn Phúc. Tương truyền, cách đây khoảng hơn 1.100 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Khung cửi cổ được trưng bày ngay trước Đền thờ tổ nghề. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Làng lụa Vạn Phúc ngày nay mang dáng vẻ khang trang với những cửa hàng mọc lên san sát trên phố Lụa - đường trục chính dẫn vào làng rực rỡ sắc màu với hơn 1000 chiếc ô được treo rợp trời, thu hút người dân và du khách trong, ngoài nước đến tham quan, mua sắm. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Đến làng lụa Vạn Phúc, du khách vừa có dịp mua sắm lụa và các sản phẩm từ lụa chính hiệu, vừa được dịp quan sát quy trình làm ra tấm lụa của các nghệ nhân tài hoa. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Làng Vạn Phúc hiện nay có gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại đây. Mỗi năm, làng sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Nghệ nhân Đỗ Quang Hùng, 77 tuổi, đã nghiên cứu và làm ra sản phẩm lụa không phai, các dải màu, hoa văn trên lụa được ông pha trộn tơ bằng guồng thủ công. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Làng lụa Vạn Phúc cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 11km về phía Tây Bắc. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Theo Minh Quyết (TTXVN/Vietnam+)