Thứ hai 27/01/2025 15:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Lần đầu tiên chính sách hiệu quả năng lượng được quy định trong Luật Xây dựng (sửa đổi)

19:03 | 30/07/2020

(Xây dựng) - Ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Xây dựng (sửa đổi), trong đó lần đầu tiên các nội dung khuyến khích hoạt động đầu tư và chứng nhận công trình xây dựng sử dụng hiệu quả năng lượng, phát triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh... được đề cập trong Luật chuyên ngành Xây dựng.

lan dau tien chinh sach hieu qua nang luong duoc quy dinh trong luat xay dung sua doi
TS Nguyễn Trung Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), cố vấn Ban quản lý dự án EECB tham luận về chính sách phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng tại hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 29/7/2020.

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường (TKNL) là một trong những nội dung quan trọng của phát triển bền vững trong lĩnh vực xây dựng. Nhận thức được điều này, thời gian qua, với sự hỗ trợ, tham vấn của dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng Việt Nam (Dự án EECB), Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi một số nội dung liên quan đến các vấn đề này trong lĩnh vực xây dựng và đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020.

Cụ thể, khoản 4, Điều 10, Luật Xây dựng (sửa đổi) bổ sung quy định: Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư xây dựng; hoạt động đầu tư và chứng nhận công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường; phát triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Luật Xây dựng (sửa đổi) đồng thời sửa đổi, bổ sung Điều 161, quy định về trách nhiệm của Chính phủ: Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; ban hành, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch bảo đảm đầu tư xây dựng hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, TKNL, tài nguyên, phát triển bền vững...

Điều 162, khoản 2 quy định trách nhiệm của Bộ Xây dựng: Ban hành quy chuẩn quốc gia về xây dựng, văn bản hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền và tiêu chí về công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng tài nguyên, đô thị sinh thái, đô thị thông minh.

lan dau tien chinh sach hieu qua nang luong duoc quy dinh trong luat xay dung sua doi
Tòa nhà Một Liên Hợp Quốc (One UN House) tại Hà Nội là một công trình hiệu quả năng lượng điển hình tại Việt Nam, giảm được 28% năng lượng sử dụng, 42 % lượng nước tiêu thụ thông qua các giải pháp trongthiết kế, lựa chọn vật liệu, thiết bị.

Đại diện Bộ Xây dựng nhận định: Việc bổ sung các các nội dung về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường trong Luật Xây dựng (sửa đổi) là hết sức cần thiết, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về TKNL và phát triển bền vững thông qua pháp luật, tạo điều kiện cho xã hội tham gia các dự án phát triển đô thị, nông thôn bền vững, TKNL và tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định như Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả các giai đoạn 2005-2015, 2012 – 2015, 2020 – 2030.

Ngoài ra còn có Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội thông qua (Luật số 50/2010/QH12) cùng nhiều nghị định quy định chi tiết việc thực thi. Tuy vậy, các chủ trương, chính sách của Việt Nam về TKNL trong lĩnh vực xây dựng chưa được cụ thể hóa trong bất cứ luật nào. Các nội dung của Luật và nghị định nói trên chủ yếu liên quan đến hoạt động TKNL thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương mà chưa có các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích cho hoạt động đầu tư, xây dựng các dự án đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng hay sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải công nghiệp và xây dựng...

Tại Việt Nam đã và đang diễn ra các hoạt động đầu tư xây dựng công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng, đô thị xanh, đô thị sinh thái. Các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội đã chủ động dự thảo những cơ chế, chính sách ưu đãi cho hoạt động này, song không thể ban hành vì không có cơ sở pháp lý.

Do đó, quy định tại Điều 161 “Chính phủ ban hành, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch bảo đảm đầu tư xây dựng hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, TKNL, tài nguyên, phát triển bền vững...“ sẽ tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan của Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư xây dựng nói chung, các công trình TKNL, tài nguyên và bảo vệ môi trường nói riêng.

Với xu thế phát triển các công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng tại Việt Nam trong những năm gần đây, việc đưa nội dung hiệu quả năng lượng vào luật là một thành công lớn, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ. Đây cũng là tiền đề cho việc xây dựng các quy định cụ thể của pháp luật nhằm triển khai các hoạt động phát triển công trình xanh tại Việt Nam, một trong những nhiệm vụ của ngành Xây dựng được nêu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Phúc Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vụ pháp chế: tập trung xây dựng thể chế

    (Xây dựng) - Năm 2024, Bộ Xây dựng đã tập trung mọi nguồn lực để triển khai công tác xây dựng thể chế và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được ban hành. Thực hiện chức năng của mình, Vụ Pháp chế đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai hiệu quả công tác hoàn thiện thể chế, thi hành pháp luật và các công tác pháp chế được giao.

  • Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm 2 quận liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm

    (Xây dựng) - Liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của UBND quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

  • Bình Định: Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép

    (Xây dựng) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Bình Định) đã tiến hành Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép tại Công ty TNHH Đắc Tài có trụ sở tại thôn Thủ Thiện Thuận, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. Đây là vụ án khai thác trái phép khoáng sản (cát) lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

  • Nhiều cá nhân và tập thể bị kỷ luật tại Gia Lai

    (Xây dựng) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Gia Lai đã tiến hành xử lý kỷ luật đối với nhiều cá nhân và tập thể thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai và nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đăk Đoa do các sai phạm trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

  • Nghệ An: Vi phạm quy định phòng cháy, Công ty Trung Đô bị xử phạt 80 triệu đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định xử phạt 80 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Trung Đô (Công ty Trung Đô) do đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

  • Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Đại học Huế

    (Xây dựng) - Ngày 18/1, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế cho biết, vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế để điều tra, làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load