Thứ ba 05/11/2024 17:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Lạc Hồng Viên - điểm đến cho hành trình “Uống nước nhớ nguồn”

21:27 | 12/01/2020

(Xây dựng) - Tảo mộ cuối năm là một nét đẹp văn hóa giàu ý nghĩa của người Việt Nam, thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên. Vào những ngày cận Tết, công viên tâm linh Lạc Hồng Viên lại nhộn nhịp đón các gia đình lên thăm viếng, sửa sang mộ phần và mời những người đã khuất về nhà ăn Tết cùng con cháu.

lac hong vien diem den cho hanh trinh uong nuoc nho nguon
Các gia đình đi tảo mộ tại công viên tâm linh Lạc Hồng Viên.

Từ xa xưa, lễ nghi tảo mộ được hiểu như một giá trị văn hoá tinh thần gắn liền với đời sống của con người Việt Nam. Hàng năm, cứ độ xuân về, công viên tâm linh Lạc Hồng Viên lại trở thành điểm đến quen thuộc của các gia đình trong hành trình “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên. Việc làm này cũng góp phần tạo nên sự đoàn kết, sum vầy trong gia đình, dòng tộc, nhắc nhở con cháu về đạo lý “chim có tổ, người có tông”.

Đây cũng là dịp để con cháu quây quần, nhờ đó mà xích lại gần nhau, tha thứ những lỗi lầm trong một năm qua. Bên cạnh đó, người Việt cổ tin rằng, chăm chút đến mộ phần tổ tiên sẽ được phù hộ độ trì cho công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào. Cho dù niềm tin ấy chưa bao giờ được lý giải về mặt khoa học một cách thấu đáo, nhưng đó cũng là một niềm tin đáng trân trọng bởi nó hướng thiện. Thờ tổ tiên có nghĩa là biết trên dưới, biết lễ nghi và nhất là sống sao cho tiền nhân hài lòng, có vậy thì mới được hưởng quả phúc về sau. Đó mới là ý nghĩa cốt lõi của việc thờ cúng tổ tiên nói chung và việc tảo mộ nói riêng.

Tảo mộ trước và sau Tết được coi là việc lễ, chứ không đơn giản chỉ là một hành vi thực hiện tín ngưỡng. Ngày nay, khi nhịp sống đã thay đổi, dần dần những nghi lễ mang tính thủ tục và nặng về trình bày cũng được điều tiết cho phù hợp với con người của thời đại. Tuy mỗi địa phương lại có phong tục cúng lễ khác nhau, nhưng đều chung một ý nghĩa, đó là nét văn hóa, thuần phong mỹ tục được gìn giữ, là chữ đạo, chữ hiếu tồn tại trong thâm tâm mỗi người. Cũng chính vì ý nghĩa ấy, mà tục tảo mộ vẫn được giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Bà Dương Thị Ngọc (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày cuối năm, đi tảo mộ có ý nghĩa rất sâu sắc, như người ta nói là Uống nước nhớ nguồn. Những ngày này thì càng nhớ về những người thân đã ra đi. Gia đình chúng tôi cũng như những gia đình Việt Nam khác, vào dịp cuối năm đều tổ chức đi tảo mộ, mời các cụ về chứng giám tất cả những công việc con cháu làm và mời các cụ về đón Tết với con cháu. Với vị trí đặt nơi an nghỉ cho người thân tại Lạc Hồng Viên có phong thủy cảnh quan đẹp, dịch vụ tâm linh tốt, gia đình chúng tôi an tâm cùng chia sẻ với cảm giác người thân đã khuất được sống trong “thành phố người âm” hiện đại - tiện nghi - môi trường xanh, sạch, đẹp”.

lac hong vien diem den cho hanh trinh uong nuoc nho nguon
Lễ tảo mộ tại công viên tâm linh Lạc Hồng Viên.

Cũng vào dịp này, tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, thuộc công viên tâm linh Lạc Hồng Viên (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã tiến hành đại lễ "Hô thần an vị tượng phật A di đà, khánh thành công trình nhà tranh, nhà tre và tổ chức lễ tạ cuối năm". Dưới ánh hào quang của tượng phật, các vong linh đang an nghỉ tại đây sẽ được Đức Phật chở che, cứu độ và siêu thoát.

Khôi Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Khách du lịch trong tháng 10 tăng hơn 18%

    (Xây dựng) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 10 ước đạt 586 nghìn lượt người, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load