Thứ sáu 13/12/2024 15:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Kon Tum: Tăng cường công tác quản lý khoáng sản

10:55 | 21/06/2023

(Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các Sở, ngành chức năng của tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương khi để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.

Kon Tum: Tăng cường công tác quản lý khoáng sản
Nhức nhối nạn khai thác đá trái phép kéo dài nhiều năm nay trên địa bàn xã Chư Hreng và xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng bờ bãi sông; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà theo nội dung Công văn số 4315/VPCP-CN ngày 13 tháng 6 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về báo cáo tình hình quản lý Nhà nước về khoáng sản trên phạm vi toàn quốc năm 2022; ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 4214/BTNMT-KSVN ngày 07 tháng 6 năm 2023.

UBND tỉnh Kon Tum ban hành Văn bản số 1831/UBND-NNTN ngày 16 tháng 6 năm 2023 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản; Văn bản số 1849/UBND-NNTN ngày 19 tháng 6 năm 2023 về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản. Qua đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành chức năng tỉnh Kon Tum:

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Cục Thuế tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ: Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành liên quan đến hoạt động khoáng sản. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã phê duyệt; Nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, khai thác khoáng sản trái phép. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công suất khai thác của dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó lưu ý đối với mỏ cát, sỏi, vàng gốc. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân, nhất là đối với hành vi khai báo sai sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, thực hiện không đúng nội dung giấy phép khai thác khoáng sản, gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thực hiện công tác quản lý Nhà nước và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản phải tuân thủ theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2021, bảo đảm không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, phòng chống sạt lở và tai biến địa chất, bảo đảm đa dạng sinh học và bảo vệ rừng, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn giao thông... Việc khai thác cát, sỏi không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông.

Yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi phải thiết lập hệ thống và thực hiện quan trắc, giám sát tác động xói lở lòng, bờ sông theo quy định chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong khai thác, không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông. Trường hợp phát hiện xảy ra tình trạng sạt lở phải dừng ngay hoạt động khai thác và triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục.

Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm nội dung Công văn số 5550/VPCP-CN ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động khai thác vàng trên phạm vi toàn quốc và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2456/UBND-NNTN ngày 09 tháng 7 năm 2020. Giám sát thường xuyên hoạt động khai thác, chế biến, định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra việc sử dụng hóa chất để tách chiết vàng; nghiêm cấm sử dụng natri xyanua trong việc tách, chiết vàng từ quặng khai thác, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bá Tứ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

    (Xây dựng) - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) có điều kiện đặc thù là vùng đất yếu, nguồn vật liệu sử dụng đắp nền cho các dự án giao thông là cát sông. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng hệ thống đập thuỷ điện tại thượng nguồn từ nhiều năm trở lại đây đã khiến việc bồi lắng phù sa tại khu vực BĐSCL giảm đáng kể và có xu hướng ngày càng khan hiếm. Vì vậy, lựa chọn nguồn cát biển thay thế cát sông đang được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

  • Quảng Nam: Đấu giá mỏ đất trữ lượng 650.000m3 tại huyện Hiệp Đức

    (Xây dựng) – Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam đã có thông báo đấu giá quyền khai thác khoáng sản đất san lấp, xây dựng công trình điểm mỏ HĐ-BS03 khu vực đồi Tranh, khối phố An Nam, thị trấn Tân Bình.

  • Minh An Window - Cửa nhôm Maxpro làn gió mới cho ngành nhôm kính

    (Xây dựng) - Minh An Window là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng và phân phối cửa nhôm Maxpro cao cấp tại Việt Nam. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế hiện đại, chất lượng vượt trội và dịch vụ chuyên nghiệp, Minh An Window đã mang đến một làn gió mới cho ngành nhôm kính, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành gốm sứ và đá tự nhiên

    (Xây dựng) - Sáng 11/12, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Triển lãm quốc tế về máy móc, nguyên liệu sản phẩm ngành gốm sứ và đá tự nhiên (ASEAN Ceramics & ASEAN Stone 2024). Triển lãm do Messe Muenchen GmbH - một trong những tập đoàn tổ chức hội chợ thương mại hàng đầu thế giới tổ chức.

  • Bắc Giang: Xử phạt một doanh nghiệp 635 triệu đồng do vi phạm về khoáng sản, môi trường

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang có địa chỉ trụ sở chính tại tổ dân phố Mậu, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, vừa bị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, môi trường với tổng số tiền 635 triệu đồng.

  • Thanh Hóa: Cho phép khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Giấy phép số 236/GP-UBND, về việc cho phép Công ty TNHH MTV Trường Tuấn được khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load