Thứ tư 01/05/2024 13:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Kiến trúc đặc sắc và văn hóa đặc trưng của bản Cát Cát - Sa Pa ngày càng thu hút khách du lịch

19:28 | 04/03/2024

(Xây dựng) - Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, giữa thung lũng bốn bề là núi, Cát Cát là điểm du lịch cộng đồng lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá đời sống văn hóa của con người vùng cao Tây Bắc. Để đến với bản Cát Cát (xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), du khách xuất phát từ trung tâm thị trấn Sa Pa, theo con đường hướng về phía núi Fanxipan khoảng gần 3km.

Kiến trúc đặc sắc và văn hóa đặc trưng của bản Cát Cát - Sa Pa ngày càng thu hút khách du lịch
Bản Cát Cát nằm dưới chân thác tự nhiên.

Cát Cát là bản của dân tộc Mông, được hình thành từ giữa thế kỷ 19. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện và chọn bản làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức. Ở đây có một thác nước đẹp mà theo tiếng Pháp có nghĩa là CatScat. Chính vì vậy, bản cũng lấy tên là Cát Cát (đọc chệch đi của CatScat).

Các hộ dân nơi đây hầu hết nằm dọc theo con đường bậc thang lát đá giữa bản, một số nằm rải rác trên các sườn núi. Ði khoảng 300 mét bậc thang là đến trung tâm Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rào là suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc cùng ngọn thác Cát Cát (còn gọi là thác Tiên Sa) ngày đêm tung bọt trắng xóa. Điểm nổi bật tại đây còn có hai chiếc cầu treo là cầu Si và cầu A Lứ thu hút du khách đến ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm.

Kiến trúc đặc sắc và văn hóa đặc trưng của bản Cát Cát - Sa Pa ngày càng thu hút khách du lịch
Mùa xuân ở bản Cát Cát rực rỡ sắc hoa.

Bản Cát Cát với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc Mông những căn nhà ba gian có vì kèo ba cột ngang được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông, mái lợp ván gỗ pơ mu, vách bằng gỗ xẻ, các nóc nhà chỉ cách nhau chừng vài chục mét, nhà dựa vào sườn núi. Người Mông ở Cát Cát sinh hoạt trong những ngôi nhà có 3 cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn đóng kín, chỉ mở khi nhà có việc lớn như đám cưới, tang ma, dịp lễ Tết. Trong nhà có gian thờ, sàn gác dự trữ lương thực, bếp, nơi ngủ và nơi tiếp khách.

Độc đáo nhất là những chiếc cối giã gạo được đồng bào Mông thiết kế hết sức sáng tạo, không dùng sức người mà sử dụng sức nước để cho ra những hạt gạo trắng tinh, thơm lành. Quanh nhà là những bụi tre um tùm, xanh mát cùng những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt.

Kiến trúc đặc sắc và văn hóa đặc trưng của bản Cát Cát - Sa Pa ngày càng thu hút khách du lịch
Kiến trúc nhà cổ độc đáo ở bản Cát Cát - Sa Pa.

Nơi đây không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn bởi người Mông ở Cát Cát phát triển các nghề thủ công truyền thống như trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, chạm trổ bạc và rèn nông cụ. Đến bản Cát Cát, du khách sẽ được tham quan khu trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.

Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những con người nơi đây không chỉ đem lại sức sống cho bản làng mà còn thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người Mông được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Kiến trúc đặc sắc và văn hóa đặc trưng của bản Cát Cát - Sa Pa ngày càng thu hút khách du lịch
Du khách nước ngoài ngày càng quan tâm đến du lịch cộng đồng ở Cát Cát.

Người dân địa phương còn bảo tồn được khá nhiều phong tục, tập quán độc đáo, đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, du khách còn có dịp tham gia lễ hội Gầu Tào nhằm cầu phúc, cầu mệnh cho dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông.

Ngoài ra, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản như thắng cố, rượu ngô, thịt hun khói, bánh ngô... đậm chất riêng của vùng cao Tây bắc. Du khách có thể trải nghiệm trang phục của đồng bào dân tộc vùng cao nơi đây cùng các dịch vụ chụp ảnh và trang điểm khá thú vị.

Kiến trúc đặc sắc và văn hóa đặc trưng của bản Cát Cát - Sa Pa ngày càng thu hút khách du lịch
Du khách thích thú khi chụp ảnh kỷ niệm với các em bé dân tộc.

Với những nét độc đáo riêng có của một bản vùng cao Tây Bắc, Cát Cát đã trở thành điểm du lịch ấn tượng, không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Sa Pa. Nhờ phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng, đời sống của đồng bào dân tộc địa phương được cải thiện đáng kể, đem lại cho Cát Cát một diện mạo mới nhưng không làm mất đi những nét đẹp truyền thống từ bao đời nay.

Kiến trúc đặc sắc và văn hóa đặc trưng của bản Cát Cát - Sa Pa ngày càng thu hút khách du lịch
Biểu diễn nghệ thuật truyền thống hàng ngày ở Cát Cát luôn thu hút du khách.

Mai Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Canaval Hạ Long 2024 – Bừng sáng cùng kỳ quan

    (Xây dựng) - Tối 28/4, tại bãi tắm Công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề "Bừng sáng cùng Kỳ quan" chính thức khai mạc. Từ năm 2007 đến nay, Carnaval Hạ Long đã trở thành sự kiện thường niên, là thương hiệu văn hóa du lịch riêng có của Quảng Ninh. Sự kiện này trở thành điểm hẹn quen thuộc và yêu thích của người dân, du khách qua 17 lần tổ chức.

    09:16 | 29/04/2024
  • Hàng vạn lượt khách đổ về Grand World trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4

    (Xây dựng) - Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khu vực phía Đông Hà Nội một lần nữa tỏa sáng rực rỡ trên bản đồ điểm đến của miền Bắc khi đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước đến “vũ trụ giải trí” Grand World (Ocean City).

    21:56 | 28/04/2024
  • Quảng Nam: Khu du lịch Cổng trời Đông Giang 800 tỷ đồng chính thức khai trương

    (Xây dựng) – Sau 2 năm vận hành thử nghiệm, Tập đoàn FVG chính thức khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đơn vị sẽ triển khai nhiều gói sản phẩm du lịch cùng các chương trình như: Lễ hội mùa xuân, vũ điệu đại ngàn... nhằm góp phần đa dạng hóa dịch vụ, giúp du khách có nhiều trải nghiệm về thiên nhiên, văn hóa bản địa tại khu du lịch.

    21:05 | 28/04/2024
  • Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Khởi động mùa du lịch biển năm 2024

    (Xây dựng) - Tối 27/4, tại Quảng trường biển Kỳ Ninh, UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tổ chức Lễ khai trương du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Thị xã Kỳ Anh - Dấu ấn và khát vọng”.

    19:52 | 28/04/2024
  • Hơn 300.000 người đổ về Quảng trường biển thành phố Sầm Sơn xem khai mạc Lễ hội Du lịch biển

    (Xây dựng) - Ngày 27/4, tại sân khấu Quảng trường biển thành phố Sầm Sơn đã diễn ra Lễ hội Du lịch biển 2024 trong không gian rực rỡ sắc màu, mở đầu mùa du lịch hè sôi động. Hơn 300.000 người đã đổ về quảng trường hòa mình vào lễ hội.

    14:41 | 28/04/2024
  • Tuyên Quang: Ra mắt Trung tâm đón tiếp khu du lịch Tân Trào Destination Centre

    (Xây dựng) – Hưởng ứng chuỗi hoạt động khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2024, ngày 27/4, Tập đoàn Flamingo ra mắt Trung tâm đón tiếp khu du lịch Tân Trào Destination Centre tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương.

    12:22 | 28/04/2024
  • Khởi sắc du lịch Bình Định

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, Bình Định là một trong những địa phương trong cả nước thu hút lượng lớn du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đây cũng là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn trên bản đồ du lịch để “chữa lành tâm hồn”, cân bằng cuộc sống sau những ngày dài miệt mài với cuộc sống mưu sinh. Không ngoại lệ, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 là một trong những thời điểm tốt để thu hút khách du lịch trong năm.

    09:12 | 28/04/2024
  • Thanh Hóa: “Nghi Sơn biển ngọc, khát vọng vươn xa”

    (Xây dựng) - Tối 26/4, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Nghi Sơn biển ngọc, khát vọng vươn xa”.

    14:52 | 27/04/2024
  • Hà Tĩnh: Khai mạc Lễ hội du lịch biển Xuân Thành

    (Xây dựng) - Tối 26/4, tại quảng trường Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Xuân Thành năm 2024.

    12:28 | 27/04/2024
  • Long Biên (Hà Nội): Công bố Quyết định công nhận điểm du lịch làng Lệ Mật

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Long Biên tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề năm 2024.

    10:57 | 27/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load