Thứ ba 05/11/2024 11:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Khi âm nhạc ca trù “bước vào” phim truyền hình Việt

19:16 | 24/06/2022

(Xây dựng) - Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, các đạo diễn Việt Nam đã và đang đóng góp công sức vào quá trình tìm về cội nguồn, khai thác những đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, âm nhạc dân tộc vẫn là mảnh đất màu mỡ chưa được “lưu tâm” một cách mạnh mẽ. Số lượng phim có lồng âm nhạc, đặc biệt là ca trù rất ít, may mắn là vẫn có sản phẩm “chất lượng”. Đó là một tín hiệu hết sức đáng mừng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình âm nhạc đậm tính dân gian truyền khẩu có từ lâu đời của dân tộc.

khi am nhac ca tru buoc vao phim truyen hinh viet

Những bước đầu chập chững

Không ít đạo diễn đã đưa chất liệu âm nhạc ca trù vào phim ảnh. Mỗi bộ phim đều mang những nét chấm phá riêng biệt. Từ phim tài liệu đến phim truyền hình, từ nông thôn đến thành thị, từ thời chiến đến thời bình. Tác phẩm nào cũng đều để lại dấu ấn khó quên với mỗi khán giả.

“Ngã ba đồng lộc” năm 1997 là một trong số đó. Phim dựa trên câu chuyện có thật về 10 nữ thanh niên xung phong đã hy sinh anh dũng tại ngã ba Đồng Lộc. Trên mảnh đất được coi là “tọa độ chết”- vì mỗi một mét vuông có đến 3 quả bom địch, tiểu đội 4 của các nữ thanh niên xung phong có nhiệm vụ phá bom mìn, sửa đường thông xe khi bị bom phá. Những cô gái thanh niên xung phong không trực tiếp cầm súng tiêu diệt địch nhưng vẫn có vai trò quan trọng làm nên chiến thắng. Các chị đã hy sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời mới chỉ mười tám, đôi mươi. Chất liệu ca trù được lồng ghép khéo léo vào đầu phim... những tiếng đàn bâng khuâng, tí tách như gợi về miền quê xa lắc...

Chia sẻ về ý đồ này, đạo diễn Lưu Trọng Ninh cười nói: “Thực ra cũng không tinh vi lắm đâu. Cảnh đó là cảnh bà mẹ đi từ hố bom lên, người ta nói “người là hoa đất”, người là hơi thở của đất, tiếng hát ca trù ngân lên như sự vang vọng từ đất mẹ, như lời ru, lời tâm sự của mẹ với các con.”

Dù có âm nhạc ca trù được lồng ghép khéo léo vào trong mạch phim, song các tác phẩm này đều không lạm dụng cái mác này để làm “màu” thu hút khán giả. Sự tiết chế này khiến mọi thứ được đón nhận tự nhiên và gần gũi, ca trù không làm cho khán giả chưa từng biết về nó phải phân vân e ngại. Đạo diễn nhấn mạnh: “Để đưa ca trù vào trong phim một cách tự nhiên, không gượng ép, tôi buộc mình phải đứng ở góc độ khán giả không hiểu biết gì về ca trù, chính vì vậy những câu ca trù nào nó gần gũi với mình thì sẽ gần gũi với khán giả. Mình chọn những làn điệu ca trù dễ nghe hơn, đưa ca trù xuất hiện trong đúng hoàn cảnh, thì dễ chạm đến trái tim người xem hơn”.

Quá trình ghi dấu trong lòng khán giả

Trong giai đoạn hậu chiến tranh, những bộ phim Việt luôn được điểm xuyết vài trích đoạn thể phách ca trù diễn như một dấu ấn đặc trưng về văn hóa con người Việt xưa. Tiêu biểu trong giai đoạn này ta có thể kể đến các tác phẩm như: “Trăng tỏ thềm lan”, “Trò đời”, “Mê thảo thời vang bóng”, “Long thành cầm giả ca”, phim tài liệu “Sênh phênh rền vang”. Nhưng âm nhạc dân tộc đóng vai trò “kép chính” trong phim, nó chỉ xuất hiện như thứ gia vị kéo nhân vật vào một sự kiện đồng thời kéo cảm xúc của người xem đi lên cao trào.

Cho đến năm 2017, “Thương nhớ ở ai” được ra mắt. Bộ phim chuyển thể từ nguyên tác “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng nhưng được phóng tác thêm theo tư tưởng của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Bộ phim mô tả lại số phận của những người phụ nữ thôn dã Bắc bộ thời chiến. Vì là bộ phim đại diện cho cả một giai đoạn lịch sử nên Thương nhớ ở ai cũng không thể bỏ qua việc xây dựng tuyến nhân vật làm nghề ca nương, một nghề nghiệp mà thời bấy giờ xã hội vẫn chưa có một cái nhìn đúng đắn và bị định kiến là nghề mang đến lạc thú cho đàn ông.

Làn điệu “hát giai hát ru” mà nhân vật Nương (diễn viên Thanh Hương thủ vai) hát trong đêm gây ám ảnh và quay quắt cho không chỉ những người dân làng Đông mà khiến cả những khán giả theo dõi phim cũng đau đáu và quắt quay… Nhân vật Đột (Jimmy Khánh) đã bắt Nương ra sân đình ngồi hát cả đêm. Từng câu hát ai oán của Nương khiến cả làng Đông đêm ấy bỗng trăn trở về tình yêu. Dường như cả cái làng ấy đều không biết đến cái gọi là tình yêu. Để rồi sau một đêm không ngủ, họ rạo rực, rồi suy ngẫm, rồi ân hận vì đã bỏ lỡ câu yêu thương suốt gần cả một đời người. Có lẽ, cái đói, cái nghèo đã khiến con người ta tất bật với gánh nặng mưu sinh mà quên mất những cử chỉ và nói với nhau những lời yêu thương. Người ta nói: “hồng nhan bạc phận” ngay trong giây phút đáng lẽ ra phải hạnh phúc nhất cuộc đời mình, Nương lại bị loạt bom của máy bay Mỹ sát hại. Hình ảnh cuối cùng trước khi Nương chết khi cô đang ngồi ngân nga câu ca trù với tiếng gõ phách, từng câu hát, cử chỉ, thần thái của người diễn viên nổi lên như âm thanh vọng về từ một thời quá khứ sáng ngời của ca trù. Cái chết của Nương đã gây ra một cú "sốc" không nhỏ và lấy đi nhiều nước mắt của khán giả. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh bày tỏ “Nhân vật ca nương trong Thương nhớ ở ai đã đánh động tất cả người xem. Câu chuyện này không thể có một kết thúc đẹp bởi một ca nương cao sang, quyền quý không thể lấy một ông nông dân bần hèn, ít học. Thực ra nếu tôi để họ lấy nhau và sống với nhau thì bẽ bàng tận cùng vì cả hai có sự cách biệt rất lớn về văn hóa. Cách giải quyết tốt nhất là tiến tới cái chết cho cuộc tình đẹp chứ sống tiếp thì sống làm sao được. Thực ra, cái chết ấy đã nâng ca nương lên một nấc. Bởi nếu không chết thì mình đã hạ ca nương xuống một nấc, là coi thường họ. Cái chết ấy khiến cho người ta thương nhân vật này thì người ta mới lưu trong đầu, người ta mới nhớ đến. Nương chết cho nghệ thuật ca trù được sống. Chỉ khi khán giả day dứt và khắc khoải vì cái chết của nhân vật. Họ mới tìm đến với ca trù, mới nghe ca trù, mới thích, mới yêu, mới gìn giữ nó. Một trong những khát vọng của tôi là muốn gieo vào người ta những giá trị của niềm tự hào dân tộc”.

Phim được lấy bối cảnh vào những năm 1965 ở miền quê Bắc bộ, đây là thời điểm ca trù bị xã hội nhìn nhận với định kiến gay gắt, bị liệt vào hàng mê tín dị đoan và bị đẩy xuống đáy của xã hội. Những giáo phường ca trù tan rã, các kép đàn, ca nương không còn đất diễn, phải bỏ nghề, mai danh ẩn tích. Ca trù không đóng vai trò “kép” chính trong bộ phim. Tuy vậy, nhưng sự “góp mặt” của ca trù vẫn tỏa sáng và trở thành yếu tố giúp những thước phim trở nên thăng hoa. Nó thăng hoa vì từng âm điệu xiết gan xiết ruột được lồng ghép vô cùng khéo léo để đẩy cảm xúc của các nhân vật khác trong phim cũng như khán giả xem phim lên cao trào.

khi am nhac ca tru buoc vao phim truyen hinh viet

Nhiều người khẳng định đề tài âm nhạc dân tộc rất khó để thực hiện vì nó yêu cầu ekip sản xuất phải có hiểu biết nhất định về điện ảnh lẫn âm nhạc nhằm tạo ra một sản phẩm có thể làm hài lòng cả khán giả yêu phim lẫn người yêu nhạc dân gian.

Âm nhạc truyền thống Việt Nam là "mảnh đất trù phú" với bề dày về thời gian phát triển, sự cầu kỳ đến từ bản chất, số lượng các tác phẩm đồ sộ cùng rất nhiều câu chuyện bên lề, mở ra vô số khía cạnh thú vị để các nhà làm phim có thể vận dụng khai thác. Hy vọng trong tương lai gần, âm nhạc truyền thống sẽ không còn được gọi là “của hiếm” mà sẽ góp mặt trong nhiều bộ phim hơn nữa.

Trà My

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load