Thứ ba 05/11/2024 19:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Khánh Hòa: Đầu tư 166 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo Thành cổ Diên Khánh

22:00 | 12/04/2022

(Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia. Phục vụ tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, trong thời gian tới địa phương sẽ đầu tư 166 tỷ đồng nhằm tu bổ Thành cổ Diên Khánh.

khanh hoa dau tu 166 ty dong tu bo ton tao thanh co dien khanh
Thành cổ Diên Khánh là công trình di tích văn hoá nổi tiếng tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, địa phương vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh).

Quy mô dự án, địa phương sẽ giải tỏa trong phạm vi vùng bảo vệ di tích; tu bổ, tôn tạo, phục hồi tuyến thành đất; xây mới tuyến đường lát gạch thẻ nằm ngoài theo đường ranh giới bảo vệ trong; xây dựng 3 bãi đậu xe, xây dựng mới 2 khu vệ sinh công cộng; xây dựng mới 1 cầu Vàm bắc qua hào nước ở cổng phía Bắc; chỉnh trang hình thức các cầu công Tiền, Đông, Tây…

Mục tiêu đầu tư dự án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia; phục vụ tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau; đồng thời phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

khanh hoa dau tu 166 ty dong tu bo ton tao thanh co dien khanh
Mục tiêu đầu tư dự án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia.

Tổng mức đầu tư dự án là hơn 166 tỷ đồng trong đó, nguồn thu phí tham quan được để lại chi đầu tư 118 tỷ đồng; nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Trung tâm Bảo tồn di tích hơn 33 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách Nhà nước 15 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 - 2025.

Trước đó vào tháng 12/2018, HĐND tỉnh Khánh Hòa có Nghị quyết số 33 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Trùng tu, tôn tạo Thành cổ Diên Khánh với tổng mức đầu tư hơn 75 tỷ đồng. Sau khi Nghị quyết được ban hành, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức triển khai thực hiện lập dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, do các nguyên nhân như tăng tổng mức đầu tư, đồng thời do các quy định về Luật Đầu tư công có sự thay đổi nên UBND tỉnh Khánh Hòa có Tờ trình số 8930 tháng 8/2020 trình HĐND tỉnh bãi bỏ Nghị quyết số 33 để thực hiện lại dự án theo quy định Luật Đầu tư công 2019.

khanh hoa dau tu 166 ty dong tu bo ton tao thanh co dien khanh
Từ năm 1988 Thành cổ Diên Khánh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Thành được xây dựng vào năm 1793 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh. Sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh. Thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài, Nguyễn Ánh quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự kiên cố từ xa.

Thành cổ Diên Khánh là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta thời Nguyễn. Nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 10km về phía Tây đến địa phận khóm Đông Môn, thị trấn Diên Khánh. Thành cổ vẫn giữ lại cho mình gần như nguyên vẹn với kiến trúc xưa độc đáo. Thành cổ Diên Khánh nằm trên diện tích khoảng 36.000m2; gồm 6 đoạn tường thành chạy uốn khúc theo hình lục giác, dài khoảng 2.694m, xây cao khoảng 3,5m.

Hoàng Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Khách du lịch trong tháng 10 tăng hơn 18%

    (Xây dựng) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 10 ước đạt 586 nghìn lượt người, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load