Thứ năm 07/11/2024 23:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân

15:38 | 18/03/2024

(Xây dựng) - Tối 17/3, tại Quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.

Khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ 16-18/3 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Giáp Thìn).

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân là sự kiện được quận Lê Chân tổ chức hàng năm nhằm phát huy các nét đẹp văn hóa, nghi lễ truyền thống về thân thế, sự nghiệp, công lao to lớn của Nữ tướng Lê Chân - Người có công khai hoang, lập ấp dựng lên trang An Biên xưa, thành phố Hải Phòng ngày nay. Qua đó khơi dậy niềm tự hào tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Nữ tướng Lê Chân là võ tướng dưới thời Hai Bà Trưng, cùng với những thủ lĩnh anh hùng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà đã tham gia đánh đuổi giặc Hán đô hộ và trở thành vị tướng có nhiều công lao, thể hiện tinh thần độc lập, ý thức tự chủ của dân tộc ta những năm đầu công nguyên.

Với những công đức lớn lao của Nữ tướng Lê Chân - Thánh Chân công chúa, trải qua gần hai nghìn năm, bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, người dân Hải Phòng đã lập đền thờ phụng, suy tôn bà lên bậc Thánh Mẫu, là thành hoàng của vùng đất ven biển, công đức của vị nữ tướng còn in đậm trong tâm trí người dân Hải Phòng, những di tích và những huyền thoại về bà vẫn được nhân dân truyền tụng ghi nhớ.

Nhớ đến công đức của Bà, từ xa xưa nhân dân Hải Phòng và các vùng phụ cận tổ chức nhiều hoạt động lễ hội tại Đền Nghè, Đình An Biên... để bày tỏ lòng ngưỡng vọng và biết ơn một vị tướng tài ba, tâm phúc của Hai Bà Trưng. Những giá trị tinh thần đó trải qua thời gian được kết tinh lại thành giá trị văn hóa vô giá của dân tộc nói chung và của người dân Hải Phòng nói riêng, tiếp nối lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016 và tổ chức hằng năm vào ngày mồng 7, mồng 8, mồng 9 tháng 02 âm lịch.

Khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân
Đoàn rước tại Lễ hội.

Trước khi diễn ra Lễ khai mạc, Lễ rước bộ được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Hai đoàn rước với sự tham gia của khoảng 1.500 người theo đúng nghi lễ truyền thống với các Dàn bát âm, Đội sanh tiền, Dàn bát biểu, Chấp kích, Kiệu hoa, Lọng che, Kiệu võng, Đoàn tế nữ quan… Đám rước xuất phát từ Đền Nghè và Đình An Biên đi qua các tuyến phố về khu vực trước Tượng đài Nữ tướng Lê Chân. Tiếp đó, các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố, các Sở, ban, ngành, địa phương tiến hành Lễ dâng hoa, dâng hương trước Tượng Nữ tướng Lê Chân.

Nhân dân và du khách thập phương đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Nữ tướng miền cửa biển” gồm 3 chương: An Biên một thuở; Nữ tướng miền cửa biển; Lê Chân ngày sáng tươi. Chương trình được dàn dựng công phu, kết hợp âm nhạc hiện đại, âm nhạc đương đại và hát tuồng, hát ca trù cùng với hình ảnh, hoạt cảnh sân khấu đã tái hiện sử thi về Nữ tướng Lê Chân.

Vĩnh Bảo

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load