Thứ năm 07/11/2024 23:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Khai hội gò Đống Đa Xuân Canh Tý 2020

19:15 | 29/01/2020

(Xây dựng) - Sáng 29/1 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán), tại gò Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa) hàng ngàn người đã tụ hội về đây cùng dâng hương, tham dự Lễ kỷ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2020).

khai hoi go dong da xuan canh ty 2020
Màn sử thi tái hiện Chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa do các nghệ sỹ Tuồng biểu diễn.

Mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo tài tình của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, mãnh liệt đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Người Việt Nam vẫn thường gọi chiến thắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu là chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, bởi chính trên đất Đống Đa, vào rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789, được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương quân Tây Sơn đã dũng mãnh tiêu diệt toàn quân đồn trú của địch giải phóng kinh thành Thăng Long.

Theo đó, hàng năm cứ mỗi độ Xuân về, vào ngày mùng 5 tháng Giêng (âm lịch), Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và nhân dân đương thời đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Năm 2020, sau 231 năm Lễ hội vẫn được UBND quận Đống Đa tổ chức long trọng. Là lễ hội đầu Xuân nhưng hội gò Đống Đa lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc và được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung - người Anh hùng “áo vải, cờ đào” trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ngoài những nét văn hóa khá tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai), Tây Sơn Hạ đạo (Bình Định), lễ hội gò Đống Đa có những điểm khác biệt rất độc đáo và hấp dẫn. Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), Lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống.

Trong khoảng thời gian trước khi diễn ra phần chính hội (từ 6 – 8 giờ sáng), các nghi lễ như: Tế lễ, rước kiệu hoàng đế Quang Trung và hoàng hậu Lê Ngọc Hân, dâng hương đã được các cụ cao niên, đoàn Tế lễ đễn từ các tỉnh (Quảng Ninh, Nam Định…) tiến hành sớm.

Chủ tịch UBND quận Đống Đa Võ Nguyên Phong khẳng định: Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa ghi dấu nghệ thuật quân sự tuyệt vời của Hoàng đế Quang Trung, ý chí ngoan cường của nghĩa quân áo vải, cờ đào đồng thời biểu thị cao độ tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước, yêu tự do, độc lập từ ngàn đời của người dân đất Việt. Bằng thắng lợi này, nhân dân ta đã đập tan mộng xâm lược của ngoại bang, giữ vững nền độc lập chủ quyền của dân tộc.

Tiếp nối khí thế hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, truyền thống văn hiến ngàn năm của Thành phố anh hùng, Thành phố vì hòa bình, chính quyền và nhân dân quận Đống Đa luôn nỗ lực đoàn kết, phấn đấu đưa địa phương ngày một phát triển. Năm 2019, quận đã hoàn thành và vượt 14/14 chỉ tiêu kinh tế xã hội thành phố giao (trong đó 5 chỉ tiêu vượt mức kế hoạch), trở thành 1 trong 2 quận trên địa bàn thành phố có tổng thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 11 nghìn tỷ, đạt 104,5% kế hoạch thành phố giao và tăng 29,3% so với năm 2018... Công tác xây dựng Đảng được thực hiện đạt kết quả tốt. Tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cải cách hành chính được tập trung đẩy mạnh. Quản lý đô thị có nhiều tiến bộ tích cực. Chất lượng dạy và học tiếp tục nâng lên...

khai hoi go dong da xuan canh ty 2020
Người dân không quản thời tiết giá lạnh, vẫn nô nức về xem lễ hội.

Chủ tịch Võ Nguyên Phong nhấn mạnh, năm 2020 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của Thủ đô và đất nước, là năm cuối của kỳ Kế hoạch 5 năm 2016-2020; năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân quận Đống Đa quyết tâm đoàn kết, tiếp tục đổi mới, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành thắng lợi 100% chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao, thu ngân sách đạt và vượt kế hoạch, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, quản lý trật tự xây dựng đô thị... góp phần xây dựng Thủ đô anh hùng ngày càng giàu đẹp - văn minh - hiện đại.

Ngoài ra, để giúp khách thập phương thuận tiện cho việc về dâng hương, Ban tổ chức đã bố trí lực lượng an ninh làm công tác phân luồng và hướng dẫn nơi gửi xe nên đã không xảy ra hiện tượng ùn tắc tại khực vực diễn ra buổi lễ.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load