Thứ sáu 29/03/2024 13:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hướng tới an toàn thông tin trên không gian mạng

21:56 | 21/01/2022

(Xây dựng) – Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nên hướng tới cải thiện hạ tầng, năng lực và văn hóa về an toàn thông tin trên không gian mạng. Đây là chia sẻ của nhiều chuyên gia tại sự kiện “Nhận thức về An toàn thông tin cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” do Đại học RMIT và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) tổ chức vào ngày 20/1/2022.

huong toi an toan thong tin tren khong gian mang
Toàn cảnh sự kiện

Tham dự sự kiện, có các đối tác quan trọng từ Việt Nam và Australia cùng chia sẻ kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu về nhận thức an toàn thông tin của các doanh nghiệp tại hai quốc gia, cũng như công bố khởi động một cuộc khảo sát với các doanh nghiệp Việt về mức độ sẵn sàng an toàn thông tin. Đồng thời, giúp xác định những thiếu hụt trong năng lực an toàn thông tin hiện nay, nâng cao nhận thức về nhu cầu phát triển các kỹ năng, chuẩn bị và chuyển đổi lực lượng lao động để hỗ trợ Việt Nam phát triển lĩnh vực an toàn thông tin.

huong toi an toan thong tin tren khong gian mang
Ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại sự kiện.

Tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho biết: “Có tới 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang đứng ngoài nền kinh tế số và chỉ có khoảng 20% đang chập chững tìm hiểu. Việc phổ biến và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào nền kinh tế số là hết sức cần thiết và cấp bách. Đây là nhiệm vụ sống còn và an toàn thông tin là một khía cạnh trong vận hành nền kinh tế số”.

huong toi an toan thong tin tren khong gian mang
Ông Ngô Tuấn Anh – Viện trưởng Viện Công nghệ An toàn thông tin thuộc Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) VÀ Phó Chủ tịch BKAV phát biểu tại sự kiện.

“Việt Nam có 70,7 triệu lượt máy tính bị nhiễm virus trong năm 2021; Thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam năm qua tiếp tục ở mức rất cao là 24,4 nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là do mức độ sử dụng máy tính và các thiết bị thông minh tại Việt Nam tăng đột biến bởi ảnh hưởng của Covid-19, đây chính là môi trường lý tưởng để virus bùng phát và lây lan mạnh”. Đó là nội dung trong bài trình bày về tổng quan tình hình an ninh mạng tại Việt Nam năm 2021 và dự báo năm 2022 của ông Ngô Tuấn Anh – Viện trưởng Viện Công nghệ An toàn thông tin thuộc Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Phó Chủ tịch BKAV tại sự kiện.

huong toi an toan thong tin tren khong gian mang
Tiến sĩ Phạm Công Hiệp – giảng viên cấp cao Đại học RMIT chia sẻ kinh nghiệm từ Australia.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Australia, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp - Giảng viên cấp cao Đại học RMIT trích dẫn nghiên cứu “Thể trạng an toàn thông tin của các doanh nghiệp nhỏ Australia năm 2021” mà Đại học RMIT là đồng tác giả. Nghiên cứu cho thấy mức độ sẵn sàng về an toàn thông tin mạng của các doanh nghiệp nhỏ tại Australia chưa cao mặc dù họ đã đẩy mạnh số hóa nhanh chóng trong thời gian đại dịch.

Cụ thể, chỉ có 26% các doanh nghiệp được khảo sát cảm thấy họ đã làm đủ để bảo vệ doanh nghiệp mình khỏi các sự cố an toàn thông tin, trong khi 33% thấy họ chưa làm đủ. Đáng chú ý, 77% người được hỏi nhận thức được rằng trách nhiệm về rủi ro mạng thuộc về chính doanh nghiệp họ.

Tại sự kiện, RMIT, VNISA và VINASME công bố khởi động một cuộc khảo sát với các doanh nghiệp nhỏ và vừa về mức độ sẵn sàng an toàn thông tin, nhằm góp phần định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lực và văn hóa an ninh mạng tốt hơn trong cộng đồng doanh nghiệp này. Với mục tiêu thúc đẩy cách tiếp cận đa ngành đối với các khía cạnh tổ chức, con người và công nghệ của an toàn thông tin, Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới An toàn thông tin (CCSRI) - Đại học RMIT chính thức công bố thành lập chi nhánh tại Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Công Hiệp đứng đầu.

 Thu Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Tăng sức mạnh quản trị hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Sự bùng nổ nhu cầu số hóa của doanh nghiệp đã thúc đẩy tích hợp trí tuệ nhân tạo AI để dự đoán tốt hơn các vấn đề về công nghệ thông tin (CNTT). AIOps (phân tích hoạt động công nghệ thông tin) trở thành một lĩnh vực phát triển vô cùng mạnh mẽ.

    15:46 | 18/03/2024
  • Công nghệ UAV LiDAR mới từ YellowScan giúp thu thập dữ liệu địa hình chuyên sâu cho ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Các giải pháp sử dụng công nghệ UAV LiDAR hiện đang là một công cụ lõi, được quan tâm và phổ biến rộng rãi trong ngành Xây dựng nhờ vào độ chính xác vượt trội và quy trình làm việc tối ưu.

    14:50 | 18/03/2024
  • Ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng quy hoạch kiến trúc

    (Xây dựng) – Hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đối với lĩnh vực quy hoạch kiến trúc cũng không ngoại lệ. Bởi công nghệ đã tạo ra cơ hội mới, mở ra những cánh cửa sáng tạo và biến những ý tưởng trở thành hiện thực. Đồng thời, nó cũng mang lại những thách thức và yêu cầu kiến trúc sư (KTS) phải thích nghi với tốc độ biến đổi nhanh chóng, cập nhật, ứng dụng công nghệ trong công việc quản lý, thiết kế quy hoạch kiến trúc… Hội KTS Bình Dương đã tổ chức Hội thảo “Tư duy sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị”, để làm rõ hơn những ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc.

    11:24 | 18/03/2024
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: "Không gian mạng là trận địa chính của báo chí"

    (Xây dựng) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng không gian mạng bây giờ là trận địa chính của báo chí.

    09:10 | 16/03/2024
  • Lạng Sơn: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số năm 2024

    (Xây dựng) - Xác định chuyển đổi số là giải pháp đột phá thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Văn bản số 299/UBND-KGVX về việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số năm 2024.

    10:21 | 15/03/2024
  • Bình Dương lọt top 10 về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

    (Xây dựng) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới công bố kết quả xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 sau một năm xây dựng. Theo kết quả phân tích, đánh giá Bình Dương đạt 48,64 điểm, xếp hạng 8 trong 63 tỉnh, thành.

    22:35 | 14/03/2024
  • Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - Ngày 12/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chính thức công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII). Theo đó, Hà Nội đứng đầu trong Top 10 các địa phương về đổi mới sáng tạo.

    11:20 | 13/03/2024
  • Sửa đổi quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

    08:27 | 12/03/2024
  • Ra mắt ứng dụng quét mặt đoán tính cách ANBI

    (Xây dựng) – Mới đây, Công ty Cổ phần Công nghệ và Phát triển ANAN chính thức ra mắt ứng dụng quét mặt đoán tính cách ANBI. Với công nghệ AI tiên tiến, ANBI giúp người dùng khám phá bản thân, nhận định tính cách. Qua đó có thể xây dựng phương pháp giáo dục để phát triển bản thân toàn diện với phương thức một cách chính xác – tốc độ - đơn giản – cập nhật.

    18:48 | 10/03/2024
  • Bộ Xây dựng yêu cầu trước 15/3 các đơn vị phải nộp đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2025

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức cá nhân ngoài Bộ gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025 về Bộ qua Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trước ngày 15/3/2024 để tổng hợp, tổ chức thẩm định và xây dựng danh mục nhiệm vụ.

    10:11 | 09/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load