Thứ ba 05/11/2024 01:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Hội thảo báo cáo đánh giá 13 thủ tục hành chính cơ bản liên quan tới công trình xây dựng dưới góc nhìn doanh nghiệp

16:00 | 26/11/2020

(Xây dựng) – Sáng 26/11, Bộ Xây dựng và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI với sự hỗ trợ nguồn lực của Friedrich Naumann Foundation (Qũy FNF) tổ chức Hội thảo công bố báo cáo thủ tục hành chính liên ngành trong lĩnh vực cấp phép xây dựng dưới góc nhìn doanh nghiệp. Hội thảo cung cấp những bằng bằng chứng thực tế về việc thực hiện các thủ tục dưới góc nhìn của hơn 2.100 doanh nghiệp có công trình xây dựng trong 2 năm gần đây. Kết quả đánh giá góp phần hỗ trợ quá trình rà soát, đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính và hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xây dựng.

hoi thao bao cao danh gia 13 thu tuc hanh chinh co ban lien quan toi cong trinh xay dung duoi goc nhin doanh nghiep
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh: Báo cáo lần này sẽ đưa ra bức tranh tổng quan chung về việc thực hiện các thủ tục, đặc biệt là thủ tục hành chính liên ngành trong cấp Giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan dưới góc nhìn của doanh nghiệp trên toàn quốc.

Khai mạc hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI chia sẻ: Xây dựng là hoạt động có vai trò thiết yếu, ảnh hưởng đến sự phát triển về cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của daonh nghiệp và nền kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, xây dựng công trình là một trong những hoạt động đầu tiên khi khởi sự kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng đó, Chính phủ Việt Nam những năm qua đã từng bước thực hiện điều chỉnh cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Việc ban hành các bộ luật như Luật Xây dựng (2003, 2014 và sửa đổi bổ sung 2020), Luật Đất đai (1993, 1998, 2003, 2013), Luật Nhà ở (2005, 2014), Luật Đấu thầu (2005, 2013) đã cải thiện căn bản tính minh bạch pháp lý, tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp không ít trở ngại với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

Báo cáo lần này tập trung vào đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện 13 thủ tục hành chính phổ biến trong các dự án đầu tư xây dựng từ việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư đến đăng ký chứng nhận sở hữu. Đặc biệt, báo cáo cũng nhận diện một số “điểm nghẽn” trong quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cấp phép.

Từ đó, báo cáo cũng đưa ra 4 nhóm giải pháp cho cơ quan quản lý Nhà nước để giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính đảm bảo tính minh bạch trong công tác tiếp nhận hồ sơ.

Báo cáo với tiền đề là để những chuyên gia, doanh nghiệp được thoải mái thảo luận về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, VCCI kỳ vọng, hội thảo sẽ phản ánh những vấn đề thực tế, đồng thời gợi mở nhiều giải pháp mang tính xây dựng, giải quyết vấn đề.

hoi thao bao cao danh gia 13 thu tuc hanh chinh co ban lien quan toi cong trinh xay dung duoi goc nhin doanh nghiep
Toàn cảnh Hội thảo báo cáo.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận định: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển là chủ trương quan trọng mà Đảng đã đề ra và Chính phủ đang ưu tiên thực hiện. Từ năm 2014 đến năm 2018, Chính phủ đã liên tục ban hành và triển khai thực hiện 5 Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và đến năm 2019, năm 2020 là các Nghị quyết số 02/NQ-CP, hay Nghị quyết số 35 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong đó, giao nhiều nhiệm vụ chung cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp. Thực hiện các Nghị quyết nêu trên, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tích cực trong công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đổi mới điều kiện đầu tư kinh doanh. Theo đó, đã cắt giảm, đơn giản hóa được 157/254 điều kiện đầu tư kinh doanh (đạt 62%) thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành xây dựng, qua đó cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Chỉ số Cấp phép xây dựng là một trong 10 chỉ số quan trọng được Ngân hàng thế giới dùng để đo lường, đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh của một nền kinh tế, có ý nghĩa và tầm quan trọng, ảnh hưởng tới đánh giá của quốc tế về môi trường đầu tư, kinh doanh ở các nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Năm 2019, với nỗ lực trong công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Xây dựng, chỉ số cấp phép xây dựng tiếp tục được cải thiện và là chỉ số xếp hạng cao nhất trong 10 chỉ số môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Để cải thiện thứ hạng Việt Nam so với các nền kinh tế trên thế giới thì mỗi địa phương phải cải thiện chỉ số Cấp phép xây dựng, trong đó, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính liên ngành trong cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan. Để tạo động lực, thúc đẩy các địa phương cải cách, cải thiện thứ hạng so với các địa phương khác, đồng thời nhân rộng các điển hình tốt và nâng cao trách nhiệm của từng địa phương trong cải thiện chỉ số này thì cần phải tìm hiểu, đánh giá thực tiễn việc thực hiện thủ tục hành chính liên ngành trong cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan tại từng địa phương, đề xuất các giải pháp cải thiện phù hợp.

Bên cạnh việc công bố báo cáo, với mong muốn nâng cao thứ hạng Việt Nam so với các nền kinh tế trên thế giới về thiện chỉ số Cấp phép xây dựng, đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan, cải cách công tác tổ chức thực hiện, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan, Bộ Xây dựng trân trọng đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, các tổ ,chức, hiệp hội; các chuyên gia, nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng thảo luận, đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện báo cáo. Sau đó, những góp ý, phản ánh, kiến nghị này sẽ được Bộ Xây dựng ghi nhận, tiếp thu để từ đó rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng.

Tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế VCCI có bài trình bày kết quả khảo sát thủ tục hành chính liên ngành trong lĩnh vực cấp phép xây dựng dưới góc nhìn doanh nghiệp.Cũng trong phiên thảo luận, các chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước đã có những trao đổi 2 nội dung quan trọng: Thúc đẩy cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan nhằm giải quyết hiệu quả các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; Kiến nghị và giải pháp từ cộng đồng doanh nghiệp nhằm tiếp tục cải thiện hệ thống chính sách pháp luật và cơ chế thực thi các thủ tục hành chính liên ngành trong lĩnh vực cấp phép xây dựng.

Diệu Anh – Tuấn Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025

    (Xây dựng) – Kết luận Phiên thảo luận ngày 4/11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện sâu sắc, thể hiện quyết tâm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và của đông đảo cử tri quan tâm.

  • Quốc hội: Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia

    Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã phát huy được những hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế cần điều chỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

  • Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực

    Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp khắc phục điểm nghẽn thể chế đã được chỉ ra; thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.

  • Hỗ trợ cho các địa phương bị bão lũ: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù

    (Xây dựng) – Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, liên quan đến bão số 3, với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão, lũ.

  • Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

    Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

  • Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ Việt Nam và ba nước Trung Đông

    Chuyến thăm UAE, Saudi Arabia và Qatar của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với ba nước Trung Đông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load