Thứ tư 20/11/2024 19:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hải Phòng xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu, làm phát sinh thủ tục hành chính

14:58 | 23/11/2023

(Xây dựng) – Thành phố Hải Phòng kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ không đúng quy định...

Hải Phòng xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu, làm phát sinh thủ tục hành chính
Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả quận Hồng Bàng (Hải Phòng).

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vừa có chỉ đạo yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính.

Cụ thể, tập trung chỉ đạo rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính, quy định không cần thiết làm phát sinh chi phí tuân thủ, nhất là của người dân, doanh nghiệp tại các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là pháp luật chuyên ngành. Nâng cao năng lực thực thi công vụ các cấp, tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc trong giải quyết thủ tục hành chính để giảm tầng nấc trung gian, chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết qua nhiều cơ quan, đơn vị.

Theo dõi sát, kịp thời nắm bắt và xử lý dứt điểm những vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, không để tình trạng kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm gây tốn kém chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp.

Cùng với đó, thực hiện nghiêm việc công bố, công khai, minh bạch đầy đủ thủ tục hành chính theo quy định, 100% hồ sơ thủ tục hành chính của Sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường, thị trấn và các đơn vị phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và phải liên thông đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia (trừ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Thanh tra) để người dân, doanh nghiệp theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện.

Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. UBND các quận, huyện chỉ đạo thực hiện bảo đảm 100% UBND cấp xã triển khai chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.

Ngoài ra, tập trung rà soát kỹ và cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở liên thông điện tử và tái sử dụng dữ liệu để xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm. Kiên quyết chưa đưa vào xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính liên thông chưa có phương án cấu trúc lại và đơn giản hóa quy trình hoặc không phát sinh hồ sơ trong 03 năm gần nhất; rà soát, tạm dừng cung cấp và nhanh chóng đầu tư nâng cấp, hoàn thiện đối với dịch vụ công trực tuyến không đáp ứng được mức độ dịch vụ đã công bố, chưa thông suốt và đơn giản, thuận lợi, giảm thời gian, chi phí thực hiện hơn so với thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Thực hiện nghiêm việc báo cáo giải trình của người đứng đầu, xin lỗi người dân, doanh nghiệp và kịp thời khắc phục đối với các trường hợp để xảy ra quá hạn, tiêu cực trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị; thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng quy định hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Thực hiện nghiêm công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhất là các nhóm thủ tục hành chính, dịch vụ công liên thông. Trong đó, các Sở, ban, ngành thành phố phải khẩn trương rà soát, hoàn thành việc công bố quy trình nội bộ xác định rõ thời hạn, trách nhiệm giải quyết trong từng bước, từng giai đoạn đối với các thủ tục hành chính liên thông. Tập trung xử lý dứt điểm các “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ Chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại Sở, ban, ngành, địa phương…

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ động tham gia thực hiện và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Trong năm 2023, tập trung hoàn thành xây dựng trình cấp có thẩm quyền quy định miễn hoặc giảm phí, lệ phí trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử giai đoạn từ nay đến năm 2025 để khuyến khích người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Vĩnh Bảo

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Xây dựng mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa”

    (Xây dựng) - Để cụ thể hóa triển khai thực hiện “Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025”, vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp UBND xã Thạch Đài triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa” tại thôn Nam Thượng, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

  • Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Sáng 20/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà.

  • Bài 2: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ

    (Xây dựng) – Sau gần 3 triển khai thực hiện, Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021 – 2025 đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng bộc lộ ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

  • Hà Nội: Chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị tại khu vực hồ Hoàn Kiếm

    (Xây dựng) – Ngày 20/11, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ban hành Văn bản số 2244/UBND-QLĐT về việc chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị (TTĐT), trật tự giao thông (TTGT), trật tự công cộng (TTCC); phòng ngừa sai phạm đối với lực lượng làm nhiệm vụ khu vực hồ Hoàn Kiếm.

  • Cà Mau có tân Giám đốc Sở Giao thông vận tải

    (Xây dựng) – Ngày 18/11, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Y tế giữ chức vụ Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau, thời hạn 5 năm.

  • Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi: Số tiền dư 1.752 tỷ đồng làm gì?

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60. Đường kết nối có chiều dài khoảng 14km, quy mô đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 1.870 tỷ đồng, từ nguồn kết dư của Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load