Thứ ba 05/11/2024 17:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hải Phòng: Nhiều nét mới tại Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2023

06:52 | 02/09/2023

(Xây dựng) - Ngày 31/8, Ban tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn tổ chức Họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội.

Hải Phòng: Nhiều nét mới tại Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2023
Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn Phạm Hoàng Tuấn cung cấp thông tin về Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2023.

Đại diện Ban tổ chức tổ chức Lễ hội cho biết, từ 7h20’ ngày 23/9 (tức 9/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn sẽ diễn ra phần Hội của Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2023. Năm nay có 16 trâu tham gia Lễ hội, trong đó mỗi phường trên địa bàn quận được đăng ký 2 suất trâu; 4 chủ trâu có trâu đạt giải Nhất, Nhì và đồng giải Ba năm 2022 mỗi người được đăng ký tham gia 01 suất trâu.

Ước tính sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn sẽ có sức chứa lên tới 1,8 vạn chỗ ngồi. Ban tổ chức Lễ hội mong muốn tiếp đón không chỉ người dân địa phương mà còn du khách thập phương tới tham dự Lễ hội và trải nghiệm các hoạt động bên lề của Lễ hội.

Nhằm chuẩn bị cho công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội, quận Đồ Sơn đã xây dựng kế hoạch vận động các đơn vị tài trợ ủng hộ kinh phí, vật chất phục vụ tổ chức Lễ hội. Thực hiện thu, chi, thanh quyết toán đảm bảo đúng Quy chế tài chính của Lễ hội và quy định của Nhà nước về quản lý tài chính. Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác giết mổ và bán thịt trâu chọi. Tổ chức công tác mua và phát hành bảo hiểm thân thể đối với du khách, Nhân dân dự Hội. Xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy cho nhân dân, du khách tham dự Lễ hội và công tác kiểm soát lượng khách vào sân xem Hội bảo đảm văn minh, an toàn. Lắp dựng, gia cố các lớp hàng rào bằng hệ thống cọc bê tông và lưới B40 để đảm bảo an toàn. Phía Bắc và phía Nam sân vận động được bố trí 02 cổng thoát trâu bằng các cọc sắt gắn các lốp ô tô, ở giữa sân bố trí 02 cửa thoát hiểm cho các lực lượng phục vụ trong sân.

Ban tổ chức Lễ hội quận đã tiến hành 02 đợt kiểm tra trâu tham gia Lễ hội nhằm đánh giá chất lượng, mức độ an toàn của trâu chọi theo tiêu chí của Quy chế tổ chức Lễ hội. Qua kiểm tra, 16 trâu cơ bản đảm bảo các điều kiện tham gia Lễ hội. Ban tổ chức Lễ hội quận yêu cầu Ban tổ chức Lễ hội các phường phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các trâu tham gia Lễ hội. Khi phát hiện trâu có biểu hiện hung dữ, tấn công người phải kiên quyết loại khỏi danh sách trâu tham gia Lễ hội, chủ động có phương án thay thế số lượng, chất lượng.

Lễ hội năm nay có nhiều nét mới, trong đó, Ban tổ chức nâng mức giải thưởng so với năm 2022, cụ thể: Giải Nhất 100 triệu đồng, giải Nhì 60 triệu đồng, đồng giải Ba mỗi giải 30 triệu đồng. Ban tổ chức tiến hành kiểm tra tăng thêm 01 lần so với năm 2022 để đảm bảo chất lượng các “ông trâu” trước khi tham gia Lễ hội. Để tránh tình trạng quá tải trong sân vận động, Ban tổ chức tiếp tục bố trí màn hình led to hơn và ở vị trí thuận lợi hơn phía bên ngoài sân vận động đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách về với Lễ hội.

Lễ hội năm nay, đơn vị đồng hành cùng Ban tổ chức và cung cấp tour trải nghiệm Lễ hội là Hiệp hội Du lịch Hải Phòng và Công ty Âm nhạc Việt Thành. Ngoài ra, các gian hàng ẩm thực với các đặc sản địa phương và các tỉnh thành bạn cũng được bố trí để phục vụ Nhân dân, du khách trong dịp này. Dự kiến Lễ hội sẽ thu hút 1 vạn khách tham gia.

Trong khuôn khổ của Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, Ngày hội Khinh khí cầu Đồ Sơn 2023 sẽ diễn ra tại công viên Đầm Vuông từ ngày 16/9 -17/9 và 21/9 – 24/9, đây là hoạt động trải nghiệm thú vị, đặc sắc lần đầu tiên được tổ chức tại Hải Phòng (có bán vé). Ngày hội Bia và Ẩm thực truyền thống dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 18/9 đến 23/9 tại khuôn viên Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Đồ Sơn (có bán vé). Đêm nhạc Danh ca Ngọc Sơn dự kiến diễn ra vào 20h ngày 22/9/2023 tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn. Đêm nhạc dân gian sân đình dự kiến diễn ra vào 20h ngày 22/9/2023 tại Di tích Đình Ngọc Xuyên, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn.

Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn có nguồn gốc từ lâu đời, bắt nguồn từ phong tục, tập quán và không gian văn hóa địa phương. Mặc dù trải qua thời gian có sự biến đổi song Lễ hội vẫn được duy trì, tồn tại song song cùng đời sống văn hóa tinh thần của người dân Đồ Sơn - Hải Phòng từ nhiều năm nay. Lễ hội có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ thần Điểm Tước Đại Vương, vị thần của non nước Đồ Sơn, được hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ, lưu truyền từ đời này qua đời khác, đã ăn vào tiềm thức, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần, tâm linh của người dân Đồ Sơn.

Vĩnh Bảo

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Khách du lịch trong tháng 10 tăng hơn 18%

    (Xây dựng) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 10 ước đạt 586 nghìn lượt người, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load