Thứ tư 20/11/2024 20:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hải Dương: Triển khai mọi biện pháp khắc phục hậu quả do bão số 3

16:59 | 13/09/2024

(Xây dựng) – Ngày 12/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương ra Công điện số 15 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3.

Hải Dương: Triển khai mọi biện pháp khắc phục hậu quả do bão số 3
Công điện yêu cầu các Sở, ngành, địa phương triển khai kịp thời các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, xử lý các sự cố công trình ngay từ giờ đầu.

Trong công điện, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện, UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục triển khai công tác, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống người dân, đặc biệt là các đối tượng bảo trợ xã hội, người dân phải sơ tán đến các khu tập trung tránh bão, mưa lũ. Chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý để bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan hành chính.

Tiếp tục thực hiện kiểm tra, rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại đối với sản xuất, tài sản của người dân, doanh nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng của Nhà nước xong trước ngày 17/9/2024. Chủ động sử dụng các nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo, triển khai kịp thời các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, thủy lợi, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu. Chỉ đạo các biện pháp khắc phục ảnh hưởng của bão, mưa lũ đối với sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão, mưa lũ.

Tổng hợp nhu cầu, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ giống để khôi phục sản xuất nông nghiệp, không để xảy ra thiếu nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm trong thời gian tới, nhất là dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng quân đội, công an trên địa bàn triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân, địa phương thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai theo đề nghị của địa phương.

Sở Y tế chỉ đạo cứu chữa người bị thương; kịp thời cung cấp đủ cơ số thuốc, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho người dân tại những vùng bị ảnh hưởng thiên tai; hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt, xử lý môi trường, không để bùng phát dịch bệnh sau bão, lũ.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, không để xảy ra sự cố đối với phương tiện giao thông thủy gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, các cầu qua sông; tập trung khắc phục nhanh các thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm giao thông được thông suốt, an toàn.

Sở Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp có phương án bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa, tăng cường kiểm soát thị trường không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý, tiêu thụ hàng giả, kém chất lượng; thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo khẩn trương vệ sinh trường lớp, khắc phục cơ sở vật chất bị hại sau bão; vận động toàn ngành cùng các địa phương, đơn vị có liên quan hỗ trợ trang thiết bị giảng dạy, sách vở và đồ dùng học tập cho các trường học, cơ sở giáo dục bị thiệt hại, tạo điều kiện cho học sinh sớm trở lại trường học bình thường.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp địa phương rà soát những hộ dân bị ảnh hưởng do bão, kịp thời đề xuất hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ bị thiếu đói, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân, nhất là các hộ phải di dời để tránh bão, mưa lũ và các đối tượng bảo trợ xã hội.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hải Dương chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn, kịp thời áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho vay để người dân, doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giãn, hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí... đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ theo quy định của pháp luật; tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ và bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, bảo đảm quy định.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị trong công tác thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại đối với các công trình xây dựng; hướng dẫn địa phương, cơ quan, đơn vị các thủ tục triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 theo lĩnh vực được phân công, đặc biệt là thủ tục triển khai dự án khẩn cấp; phối hợp với các địa phương triển khai việc thay thế, khôi phục hệ thống cây xanh đô thị…

Vị Thủy

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Xây dựng mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa”

    (Xây dựng) - Để cụ thể hóa triển khai thực hiện “Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025”, vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp UBND xã Thạch Đài triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa” tại thôn Nam Thượng, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

  • Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Sáng 20/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà.

  • Bài 2: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ

    (Xây dựng) – Sau gần 3 triển khai thực hiện, Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021 – 2025 đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng bộc lộ ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

  • Hà Nội: Chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị tại khu vực hồ Hoàn Kiếm

    (Xây dựng) – Ngày 20/11, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ban hành Văn bản số 2244/UBND-QLĐT về việc chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị (TTĐT), trật tự giao thông (TTGT), trật tự công cộng (TTCC); phòng ngừa sai phạm đối với lực lượng làm nhiệm vụ khu vực hồ Hoàn Kiếm.

  • Cà Mau có tân Giám đốc Sở Giao thông vận tải

    (Xây dựng) – Ngày 18/11, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Y tế giữ chức vụ Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau, thời hạn 5 năm.

  • Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi: Số tiền dư 1.752 tỷ đồng làm gì?

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60. Đường kết nối có chiều dài khoảng 14km, quy mô đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 1.870 tỷ đồng, từ nguồn kết dư của Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load