Thứ ba 05/11/2024 13:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hải Dương: Dự kiến lễ khai hội Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc 2023 sẽ được tổ chức vào buổi tối

10:36 | 08/08/2023

(Xây dựng) – Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, lễ khai hội Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023 dự kiến sẽ được tổ chức vào buổi tối thay vì làm vào ban ngày như những năm trước.

Hải Dương: Dự kiến lễ khai hội Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc 2023 sẽ được tổ chức vào buổi tối
Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023 sẽ được tổ chức trang trọng, an toàn, vui tươi, lành mạnh.

Phát biểu kết luận cuộc họp của Ban Tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023 tổ chức sáng 7/8, ông Nguyễn Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 yêu cầu các tiểu ban nội dung, tuyên truyền; lễ tân, khánh tiết, hậu cần; an ninh trật tự, quảng bá văn hoá du lịch và xúc tiến thương mại sau khi có quyết định thành lập, khẩn trương xây dựng kế hoạch riêng để thực hiện các nội dung lễ hội theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Các tiểu ban phải chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện để tổ chức lễ hội một cách trang trọng, an toàn, vui tươi, lành mạnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, trước trong và sau các hoạt động nghi lễ và trong suốt quá trình tỉnh Hải Dương cùng các tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận quần thể di tích danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn – Kiếp Bạc là di sản thế giới. Ứng dụng chuyển đổi số, đa dạng hoá các hình thức, nội dung tuyên truyền về di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc cũng như các điểm du lịch khác của tỉnh, trong đó có thể sử dụng các nền tảng công nghệ hỗ trợ để quảng bá tới du khách về du lịch Hải Dương tới du khách.

Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông an toàn và thông suốt, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cháy rừng, hoả hoạn trong khu vực di tích. Ngăn chặn xử lý các trường hợp mê tín, dị đoan. Tổ chức tốt công tác đón tiếp khách mời, hướng dẫn và phục vụ nhân dân tận tình, chu đáo.

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong hai kỳ lễ hội truyền thống tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc. Những năm qua, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân tộc và ước nguyện của nhân dân mọi miền đất nước hướng về cội nguồn.

Theo báo cáo của Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, lễ hội mùa thu năm 2023 dự kiến diễn ra từ ngày 24/9 - 4/10 (tức từ 10/8 - 20/8 âm lịch) với 8 nghi lễ chính diễn ra tại cả hai di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

Tại Khu di tích Kiếp Bạc, mở đầu bằng Lễ Cáo yết vào ngày 24/9 (tức 10/8 âm lịch). Lễ tưởng niệm 723 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Lễ khai hội mùa thu, khai mạc Tuần Văn hoá du lịch và xúc tiến thương mại, lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc sẽ được tổ chức vào tối 30/9 (tức 16/8 âm lịch). Theo ban tổ chức lễ hội, đây là một trong những điểm mới khác biệt so với lễ hội các năm trước. Điều này sẽ giúp mở rộng không gian và thời gian tổ chức lễ hội cả ngày và đêm, góp phần quảng bá giá trị nổi bật toàn cầu của di tích trong hành trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới đối với Quần thể di tích di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc.

Diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu sẽ diễn ra vào sáng 1/10 (17/8 âm lịch). Liên hoan diễn xướng hầu thánh sẽ khai mạc vào tối 1/10 (17/8 âm lịch) và được tổ chức vào các buổi tối trong khoảng thời gian từ 19 – 23 giờ các ngày 17, 18, 19/8 âm lịch. Lễ cầu an và Hội hoa đăng được tổ chức vào ngày 2/10 (18/8 âm lịch). Lễ rước bộ, lễ tế, lễ giỗ Đức Thánh Trần được tổ chức ngày 4/10 (20/8 âm lịch).

Tại Khu di tích Côn Sơn, ngày 30/9 (16/8 âm lịch) sẽ diễn ra lễ rước bộ, Lễ tưởng niệm 581 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi; lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán.

Vị Thủy

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load