Thứ ba 17/09/2024 05:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Tĩnh: Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

10:38 | 29/07/2024

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 4236/ UBND-GT về việc triển khai thực hiện Nghị định số 44/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Hà Tĩnh: Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Hạ tầng giao thông đường bộ đang được tỉnh Hà Tĩnh chú trọng.

Theo đó, thực hiện Nghị định số 44/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông (viết tắt là Nghị định số 44/2024/NĐ-CP), Văn bản số 5409/BTC-QLCS ngày 28/5/2024 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Nghị định số 44/2024/NĐ-CP của Chính phủ; để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 44/2024/NĐ-CP, trên cơ sở đề xuất của Sở Tài chính tại Văn bản số 2858/STC-GCS&TCDN ngày 02/7/2024, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, các Sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện các nội dung sau: Chủ động nghiên cứu Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Văn bản số 5409/BTC-QLCS ngày 28/5/2024, của UBND tỉnh tại các Văn bản: số 2479/UBND-GT ngày 07/5/2024 và số 3176/UBND-GT ngày 06/6/2024 để tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả, theo đúng quy định.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 44/2024/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện tới các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan, đảm bảo các đối tượng chịu sự tác động của Nghị định nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời nội dung Nghị định và các văn bản hướng dẫn.

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị, địa phương đã ban hành hoặc tham mưu ban hành liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có) để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 44/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Sở Giao thông vận tải: Trong thời gian thực hiện thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan, bảo đảm hoạt động giao thông đường bộ thông suốt, an toàn.

Thực hiện quy trình bảo trì công trình đường bộ và tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao quản lý theo chất lượng thực hiện; rà soát, phân loại, lập hồ sơ, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan (lưu ý: thực hiện việc rà soát, thống kê và giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý cho cơ quan quản lý tài sản theo quy định tại Điều 7; thực hiện xử lý tài sản, nộp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính làm chủ tài khoản theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành).

Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản.

Chỉ đạo thực hiện việc đăng nhập, chuẩn hóa dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi tỉnh quản lý; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định này.

Phối hợp với Sở Tài chính thực hiện các nội dung về xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên phạm vi cả tỉnh để tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

Sở Tài chính: Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; chủ trì, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung về xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên phạm vi cả tỉnh để tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

Phối hợp Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện rà soát, phân loại, lập hồ sơ, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. Theo dõi, quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi tỉnh quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.

UBND các huyện, thành phố, thị xã: Trong thời gian thực hiện thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan, bảo đảm hoạt động giao thông đường bộ thông suốt, an toàn.

Chỉ đạo, thực hiện rà soát, phân loại, lập hồ sơ, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan (lưu ý: Chỉ đạo thực hiện việc rà soát, thống kê và giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý cho cơ quan quản lý tài sản theo quy định tại Điều 7, khoản 1 Điều 27 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành).

Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản; chỉ đạo việc đăng nhập, chuẩn hóa dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi địa phương quản lý; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định này. Yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nội dung nêu trên. Quá trình thực hiện, trường hợp khó khăn, vướng mắc, kịp thời, chủ động báo cáo và phối hợp với Sở Tài chính để được hướng dẫn hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load