(Xây dựng) - Trước thông tin “bộ đôi quyền lực” cao tốc và sân bay tại Bình Thuận đang dần về đích vào cuối năm 2022, thị trường bất động sản lại bật tăng sức “nóng”, những nhà đầu tư đã rót tiền các giai đoạn trước nhộn nhịp “hái quả”.
Hạ tầng mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng vượt bậc cho thị trường bất động sản Bình Thuận. |
Giá bất động sản tăng theo tiến độ thi công hạ tầng
Sở hữu những tiềm năng phát triển vượt bậc tựa như Quảng Ninh ở phía Bắc hay Phú Quốc tại phía Nam nhưng thiếu hạ tầng khiến bất động sản Bình Thuận như một chiếc lò xo nén. Do đó, 2 công trình trọng điểm mang tính bước ngoặt của địa phương này gồm cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và sân bay Phan Thiết được Bình Thuận và các địa phương có công trình chạy qua đang dốc sức đẩy tiến độ. Dự kiến, cả hai công trình sẽ về đích vào cuối năm 2022.
Trước thông tin giá trị này, bất động sản Bình Thuận lại có thêm một nhịp tăng sức “nóng” mới, sau nhiều giai đoạn tăng trưởng kể từ khi hai công trình giao thông trên có thông tin triển khai. Theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường, tính từ năm 2020 đến nay, bất động sản Bình Thuận đã có bước nhảy vọt thần tốc khi tăng trưởng nhanh chóng theo đà của hạ tầng.
Đại diện sàn phân phối bất động sản nhiều dự án tại Bình Thuận cho hay, những nhà đầu tư mua sản phẩm từ 2 năm trước, nay đã thu về mức lợi nhuận xấp xỉ 40%. Chưa kể, giới chuyên gia bất động sản cũng nhận định, bất động sản Bình Thuận từ giờ đến cuối năm sẽ tiếp tục đón thêm 2 nhịp tăng giá: Một khi cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây hoàn thành; một khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động.
Triển vọng tăng trưởng bất động sản Bình Thuận được nhiều chuyên gia ví von với bất động sản Quảng Ninh vào năm 2018, khi địa phương này đồng loạt thông xe cao tốc Hạ Long – Hà Nội và sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động. Thông tin này đẩy mức giá bất động sản xung quanh đường bao biển tăng từ 35 triệu đồng/m2 lên 60 triệu đồng/m2 chỉ sau 1 năm; giá bất động sản một số tuyến đường lớn đạt mức tăng khoảng từ 80 – 100 triệu đồng/m2 lên mức 180 – 200 triệu đồng/m2.
Tương tự với đảo ngọc Phú Quốc, năm 2013 sau khi sân bay đi vào hoạt động, du khách đã tăng từ 300.000 lượt năm 2013 lên 5,1 triệu lượt (2019) – tức gấp 17 lần/ năm. Cùng với du lịch, bất động sản Phú Quốc cũng tăng giá khoảng 15 lần tính từ năm 2012 đến 2019.
Giới chuyên gia nhận định, kịch bản tăng trưởng của 2 địa phương trên sẽ được lặp lại ở Bình Thuận, thậm chí Bình Thuận còn có nhiều cơ hội tăng trưởng vượt bậc hơn khi “thủ phủ resort” sở hữu nhiều lợi thế về thiên nhiên, vị trí và khả năng kết nối du lịch, kinh tế đến thành phố Hồ Chí Minh hay các điểm du lịch lân cận.
Đặc biệt, ngành du lịch Bình Thuận đang đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đón khoảng 9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 1,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 24.000 tỷ đồng. Năm 2023, Bình Thuận cũng sẽ là địa phương đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia với chủ đề “Bình Thuận – Hội tụ xanh”. Những yếu tố song hành hạ tầng – du lịch – kinh tế sẽ đồng thời biến bất động sản Bình Thuận trở thành điểm đầu tư sáng giá nhất trên cả nước với tiềm năng lợi nhuận từ khai thác cho thuê hoặc chuyển nhượng vô cùng sôi động.
Trước cơ hội đầu tư “vàng” này, anh Trịnh Minh Sáng – một nhà đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh đang tìm mua bất động sản thứ 2 ở Bình Thuận, sau khi thu về lợi nhuận khoảng 25% ở lần đầu tư thứ nhất vào cuối năm ngoái, chia sẻ: Tiêu chí lựa chọn của anh ở lần mua thứ 2 này là ưu tiên bất động sản nghỉ dưỡng dự án, có chủ đầu tư uy tín và sẵn sàng bàn giao để có thể khai thác du lịch ngay. Anh nhận định, những sản phẩm như thế dù giá có nhỉnh hơn một chút cũng đáng để “rót tiền” vì ngay khi các dự án hạ tầng đi vào khai thác, nhà đầu tư có thể thu lợi từ du lịch hoặc chuyển nhượng.
Nhà đầu tư săn đón dự án nghỉ dưỡng sắp bàn giao
Không chỉ riêng anh Sáng, các nhà đầu tư tại Bình Thuận đang ráo riết tìm kiếm các dự án sắp bàn giao và đi vào vận hành để đón sóng khai thác tăng trưởng ngay khi các dự án giao thông quan trọng đi vào hoạt động.
Trong đó, APEC Mandala Wyndham Mũi Né được đánh giá là một trong số ít các sản phẩm đầu tư đáng giá nhờ sắp bàn giao cùng loạt lợi thế vượt trội về vị trí, cảnh quan thiên nhiên và chính sách đầu tư ưu việt.
Kiến tạo một điểm du lịch nổi bật trên trục biển Mũi Né tuyệt đẹp, APEC Group hợp tác cùng 2 tổng thầu hàng đầu tại Việt Nam là Ricons và Delta. Trong 2 năm ảnh hưởng do dịch bệnh, dự án việc thi công tại công trường Apec Mandala Wyndham Mũi Né vẫn được triển khai đều đặn. Nhờ thế, dự án đảm bảo tiến độ và đã cất nóc ngày 15/12/2020, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2022.
Căn hộ khách sạn tại APEC Mandala Wyndham Mũi Né dự kiến bàn giao vào cuối năm 2022. |
Việc “rót tiền” đầu tư trong thời điểm lạm phát chung, việc dự án hiện hữu và sắp bàn giao, đi vào vận hành là “bảo chứng” quan trọng để nhà yên tâm thu lời sớm. Đây cũng là lý do, các nhà đầu tư đang săn đón những sản phẩm cuối cùng tại APEC Mandala Wyndham Mũi Né.
Được định vị là loại hình đầu tư tiên phong trong cách tiếp cận sự sang trọng cao cấp với giá tầm trung (affordable luxury) cho dịch vụ lưu trú ở Việt Nam, APEC Mandala Wyndham Mũi Né mang tới cơ hội đầu tư bất động sản mặt biển với mức tài chính hợp lý. Theo đó, chỉ từ 1,4 tỷ đồng, nhà đầu tư đã có thể sở hữu căn hộ du lịch ngay trung tâm bờ biển Mũi Né – thủ phủ du lịch của Bình Thuận với loạt ưu đãi giá trị. Nhà đầu tư APEC Mandala Wyndham Mũi Né được tặng nội thất 5 sao; 150 đêm nghỉ dưỡng trong chuỗi khách sạn Mandala trên toàn quốc.
Ngoài ra, APEC Group cũng xây dựng bài toán khai thác đa dạng cho khách hàng lựa chọn. Khách hàng được linh hoạt lựa chọn mục đích sử dụng để ở, tự khai kinh doanh hoặc ký gửi chủ đầu tư chia sẻ lợi nhuận với tỷ suất dao động từ 12/%/ năm hoặc 28%/ 3 năm tùy hình thức mà khách hàng chọn.
Bài toán đầu tư ưu việt của APEC Mandala Wyndham Mũi Né đang mở ra cơ hội “vàng” cho khách hàng tại thị trường Bình Thuận đang trên đà bứt tốc, nhất là khi cuối năm 2022, hạ tầng hoàn thiện tạo lực đà mới cho địa ốc “cất cánh”.
Mai Thu
Theo