Thứ ba 26/11/2024 13:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Nội xưa và nay

22:59 | 09/10/2014

(Xây dựng) - Nói đến Hà Nội, người ta nghĩ ngay tới một thành phố với 36 phố phường mang đậm nét văn hóa cổ xưa, là nơi lưu giữ nhiều lịch sử Việt có giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó Hà Nội còn là thành phố vì hòa bình được UNESCO công nhận.


Thủ đô Hà Nội sau 60 năm giải phóng

Hà Nội xưa

Đến hết thế kỷ XVI, Thăng Long - Hà Nội xưa vẫn là đô thị độc nhất của Nhà nước Đại Việt lúc bấy giờ. “Kẻ Chợ” là tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa có thành, có thị, có bến, có 36 phố phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ven đô, có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản. Dân tài tứ xứ kéo về Thăng Long - Hà Nội, họ cọ xát, đua trí , đua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội.

“Hà Nội ba sáu phố phường

Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh”.

Khu phố cổ “36 phố phường” của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, đường Phùng Hưng ở phía Tây, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Tất cả đã làm nên dấu vết lịch sử in đậm ở nhiều lớp văn hóa chồng chất nên nhau.

Trong đó, phố Mã Mây được coi là phố giàu có nhất lúc ấy, bởi tập trung khá nhiều nhà buôn bán lớn, nhất là thương nhân Hoa Kiều, đường xá ở đây được lát sạch sẽ. Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn.

Khi xưa, khu 36 phố phường được phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bởi ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông, hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau, cửa sông Tô Lịch là bến cảng có rất nhiều con kênh nhỏ.

Ngoài ra, khu Kinh thành xưa kia có tên  gọi là phủ Trung Đông, gồm 2 huyện với tổng số 36 phường, trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ “ Hàng”, tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó như: Hàng Mã, Hàng Thiếc, Hàng Đào..., mỗi nghề có một nét riêng biệt. Nhà ở xưa được thiết kế theo kiểu cách châu Âu.

Năm 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp nhà nước, toàn bộ khu phố cổ nơi buốn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư.

Hà Nội ngày nay

Sau khi được hoàn toàn giải phóng. Hà Nội đã tìm cho mình hướng đi tương đối toàn diện và có mặt phát triển bền vững, tích cực khôi phục phát triển kinh tế, khắc phục mọi khó khăn sau chiến tranh để lại.

Sau 60 năm hoàn toàn giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2014), ngày nay Thủ đô Hà Nội từng bước phát triển kinh tế, có vị trí quan trọng, là nơi tiếp giáp với nhiều đầu mối giao thông trong và ngoài thành phố và nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Bắc gồm: Nam Định, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên...

Các công trình đô thị ngày càng nhiều, nhà cửa được xây hai bên đường, đường xá khang trang hơn, các khu phố được quy hoạch lại. Tất cả đã tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, từ đó tạo ra nét đặc sắc hiếm thấy ở Thủ đô Hà Nội.

Bên cạnh đó, Hà Nội là một trong những thành phố có số lượng di tích rất lớn vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy tốt giá trị, mang đậm nét văn hóa cổ xưa, giúp Hà Nội trở thành nơi phát triển kinh tế du lịch mỗi năm.

Năm 2010, Thủ đô Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước về tham dự.

Nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2014) và 15 năm được UNESCO vinh danh Thành phố vì hòa bình. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tổ chức rất nhiều hoạt động, trong đó sự kiện quan trọng nhất là Lễ mít tinh cấp quốc gia diễn ra ngày 10/10.

Tại lễ kỷ niệm, Thành phố Hà Nội sẽ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, đồng thời tôn vinh 1.000 người việc tốt việc tốt và 10 công dân ưu tú của Thủ đô. Năm 2014, được Hà Nội chọn là năm văn minh trật tự đô thị.

Sau đây là một số hình ảnh Hà Nội xưa và nay:


Cột cờ Hà Nội xưa


Tháp Rùa ngày xưa


Cầu Thê Húc xưa


Chùa Một Cột xưa


Hoàng thành Thăng Long xưa


Cầu Long Biên xưa


Hà Nội ngày nay

An Lãng - Vũ Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bảo tồn giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống Thủ đô

    (Xây dựng) – Ngày 25/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì tổ chức Họp báo Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu”. Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11/2024 đến ngày 1/12/2024 tại Công viên Thống Nhất và phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với hơn 80 gian hàng.

  • Trà Vinh: Xây dựng Nhà hát truyền hình với vốn đầu tư 80 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Ngày 22/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình (PTTH) Trà Vinh tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình xây dựng và mua sắm trang thiết bị Trung tâm kỹ thuật âm thanh, ánh sáng nhà hát truyền hình - Đài PTTH Trà Vinh (Nhà hát truyền hình, tại số 18A, đường Lê Lợi, phường 1, thành phố Trà Vinh). Dự kiến đến ngày 3/4/2026, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh - 15 năm vang danh di sản

    (Xây dựng) - Tối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc rực rỡ ánh đèn và tràn ngập giai điệu Quan họ mượt mà, ngọt ngào chào mừng Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư gần 200 tỷ đồng tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ động thổ dự án Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh, với kinh phí gần 200 tỷ đồng.

  • Thừa Thiên – Huế: Hoàn thiện trùng tu điện Thái Hòa

    (Xây dựng) - Chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa.

  • Nghệ An: Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh

    (Xây dựng) - Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load