Thứ sáu 27/09/2024 05:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Nội: Xếp hạng 12 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

09:00 | 24/08/2024

(Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 19/8/2024 về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Hà Nội: Xếp hạng 12 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
Di tích Lịch sử-Kiến trúc nghệ thuật đình Thụy Phú, xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên.

Theo Quyết định, xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với: 02 di tích Lịch sử thuộc quận Ba Đình: đình Thành Công, phường Thành Công và đình Tây Luông (miếu Quan Công), phường Nguyễn Trung Trực; 01 di tích Lịch sử văn hóa đền Kim Quan, phường Việt Hưng, quận Long Biên; 02 di tích lịch sử văn hóa huyện Mỹ Đức: đền Nông Khê và chùa Nông Khê (Hoa Khê tự) thuộc xã Hùng Tiến; 01 di tích Lịch sử văn hóa Lăng mộ Trần Minh Hiến và phu nhân Nhị Bảo, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh; 02 di tích thuộc huyện Phú Xuyên: di tích Lịch sử đình Nhị Khê, xã Hoàng Long và di tích Lịch sử-Kiến trúc nghệ thuật đình Thụy Phú, xã Nam Tiến; 04 di tích thuộc huyện Ứng Hòa: 02 di tích lịch sử là đình Đồng Xung, xã Đồng Tân và đình Kim Bồng, xã Kim Đường; 01 di tích Lịch sử-Nghệ thuật chùa Đào Xá (Trấn An tự) và 01 di tích Lịch sử văn hóa chùa Ngọc Trục (Hưng Phúc tự) đều thuộc xã Đông Lỗ.

Sau khi di tích được xếp hạng, UBND quận, huyện: Ba Đình, Long Biên, Mỹ Đức, Mê Linh, Phú Xuyên, Ứng Hòa chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành.

UBND các phường, xã có di tích trên ban hành quyết định thành lập Ban quản lý di tích; tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, toàn bộ hiện vật thuộc di tích, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 và Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội. Nghiêm cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được xếp hạng và khoanh vùng các khu vực bảo vệ. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất, xây dựng tại di tích phải được phép của UBND Thành phố Hà Nội.

Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận, huyện nơi có di tích được xếp hạng nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

  • Những tác phẩm của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia

    Năm tác phẩm "Đường Kách mệnh," "Nhật ký trong tù," Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước và Di chúc của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load