Thứ tư 20/11/2024 21:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

10:59 | 26/06/2024

(Xây dựng) – Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ.

Hà Nội: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Tùy theo từng đối tượng tập huấn để biên soạn, biên tập tài liệu tập huấn phù hợp; gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan trực tiếp đến đối tượng được tập huấn. (Ảnh: VGP)

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định số 50/2024/NĐ-CP trên địa bàn Thành phố; tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 21/01/2021 của UBND Thành phố về tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH); vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương trong thực hiện công tác PCCC và CNCH; nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH.

Trọng tâm triển khai: Quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định số 50/2024/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành đến thủ trưởng các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và mọi tầng lớp nhân dân, người dân, người lao động, sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn Thủ đô.

Tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 50/2024/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành trên các trang báo, Cổng thông tin điện tử của các đơn vị, các trang mạng xã hội… Tuyên truyền, phổ biến các nội dung mới thay đổi, điều chỉnh của Nghị định. Biên tập, biên soạn nội dung tuyên truyền chuyên sâu theo từng chủ đề, lĩnh vực gắn với từng diện đối tượng cụ thể, phù hợp với từng hình thức tuyên truyền khác nhau.

Tập huấn, hướng dẫn Nghị định số 50/2024/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành cho cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH theo phân cấp của Chính phủ; Các cơ quan có trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước có liên quan đến công tác PCCC và CNCH.

Các cơ quan có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Tập huấn cho đối tượng thuộc diện quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH. Tùy theo từng đối tượng tập huấn để biên soạn, biên tập tài liệu tập huấn phù hợp; gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan trực tiếp đến đối tượng được tập huấn.

Rà soát, điều tra cơ bản và phân cấp quản lý trong công tác PCCC: Các đơn vị tổ chức rà soát, điều tra cơ bản lập danh sách, hồ sơ, tiếp nhận, bàn giao cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC trên địa bàn; thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH theo đúng quy định

Rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Nghị định số 50/2024/NĐ-CP.

Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và tổ chức công tác PCCC và CNCH: Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác PCCC và CNCH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Ưu tiên đầu tư cơ sở, vật chất, đảm bảo về kinh phí hoạt động, có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về PCCC; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất và mua sắm các phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH; bố trí địa điểm, đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở làm việc cho các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH đáp ứng yêu cầu công tác sinh hoạt và luyện tập.

Duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động các Đội dân phòng, Đội PCCC cơ sở, Đội PCCC chuyên ngành; hỗ trợ thường xuyên các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo quy định.

UBND Thành phố giao Công an Thành phố là cơ quan thường trực, trực tiếp thực hiện và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH theo phân cấp của Chính phủ. Tổ chức tập huấn cho cán bộ chiến sỹ được giao thực hiện công tác PCCC và CNCH trong đơn vị, đảm bảo theo đúng quy định. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, ban hành mới các quy trình, quy chế trong việc thực hiện công tác PCCC và CNCH đảm bảo đúng quy định của pháp luật, rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, cải cách thủ tục hành chính.

Phối hợp với các đơn vị rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực PCCC và CNCH, các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành, lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực PCCC và CNCH.

UBND Thành phố yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Nghị định số 50/2024/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành trong phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách và theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan với Công an Thành phố Hà Nội để việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Xây dựng mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa”

    (Xây dựng) - Để cụ thể hóa triển khai thực hiện “Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025”, vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp UBND xã Thạch Đài triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa” tại thôn Nam Thượng, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

  • Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Sáng 20/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà.

  • Bài 2: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ

    (Xây dựng) – Sau gần 3 triển khai thực hiện, Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021 – 2025 đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng bộc lộ ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

  • Hà Nội: Chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị tại khu vực hồ Hoàn Kiếm

    (Xây dựng) – Ngày 20/11, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ban hành Văn bản số 2244/UBND-QLĐT về việc chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị (TTĐT), trật tự giao thông (TTGT), trật tự công cộng (TTCC); phòng ngừa sai phạm đối với lực lượng làm nhiệm vụ khu vực hồ Hoàn Kiếm.

  • Cà Mau có tân Giám đốc Sở Giao thông vận tải

    (Xây dựng) – Ngày 18/11, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Y tế giữ chức vụ Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau, thời hạn 5 năm.

  • Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi: Số tiền dư 1.752 tỷ đồng làm gì?

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60. Đường kết nối có chiều dài khoảng 14km, quy mô đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 1.870 tỷ đồng, từ nguồn kết dư của Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load