Thứ sáu 03/05/2024 01:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội: Đầu tư mới hơn 500 điểm dừng xe buýt trong năm 2020

16:37 | 03/02/2020

(Xây dựng) – Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, trong năm 2020, thành phố sẽ đầu tư mới hơn 500 điểm dừng xe buýt để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

ha noi dau tu moi hon 500 diem dung xe buyt trong nam 2020
Hà Nội dự kiến đầu tư 500 nhà chờ xe buýt (Ảnh minh họa).

Đồng thời, thành phố Hà Nội sẽ rà soát, bố trí hợp lý các điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển phục vụ kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng, các điểm giao thông tĩnh với phương tiện giao thông cá nhân; tăng cường kiểm tra giám sát mạng lưới tuyến, phối hợp với các lực lượng chức năng giải tỏa các trường hợp chiếm dụng hạ tầng xe buýt, quảng cáo rao vặt làm mất mỹ quan, chiếm dụng lòng đường, vỉa hè gây khó khăn cho xe buýt ra vào điểm đón khách.

Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị cho biết: Trong năm 2019, hạ tầng xe buýt Thủ đô tiếp tục được quan tâm đầu tư với việc phát triển mới 470 điểm dừng (tăng 14% so với năm 2018); phát triển thêm 6 điểm đầu cuối (tăng 6% so với năm 2018).

Hệ thống hạ tầng bao gồm 3.790 điểm dừng, 361 nhà chờ, 5 điểm trung chuyển, 109 điểm đầu cuối và 12,9km đường dành riêng cho xe buýt đã góp phần cải thiện chất lượng phục vụ của mạng lưới bảo đảm an toàn cho phương tiện và hành khách.

Trước đó, để tạo thuận lợi cho hành khách, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng đồng bộ 600 nhà chờ xe buýt trên địa bàn và các biển quảng cáo trên dải phân cách tại 12 quận nội thành theo hình thức đối tác công - tư.

Các nhà chờ xe buýt này nằm trên các tuyến đường đủ điều kiện, thuộc phạm vi 12 quận nội thành: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Long Biên, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông.

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo hướng xanh, hiệu quả và bền vững

    (Xây dựng) - Chiếu sáng đô thị là nhu cầu tất yếu trong một đô thị hiện đại, nhằm đảm bảo các hoạt động của đô thị được diễn ra an toàn, đảm bảo trật tự an ninh đô thị, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, làm đẹp cảnh quan môi trường và góp phần định vị bản sắc riêng cho đô thị. Chiến lược phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu và quy hoạch chiếu sáng đô thị bền vững đòi hỏi hoàn thiện công tác quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị đáp ứng theo mô hình đô thị thông minh, giảm phát thải khí nhà kính.

  • Hà Nội: Khoảng xanh trên đường Nguyễn Khoái, điểm nhấn tạo cảnh quan đô thị

    (Xây dựng) - Hà Nội đang dần bước vào thời điểm nắng nóng, oi bức đầu hè, tình trạng ô nhiễm không khí cũng trở nên ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống người dân. Tuy nhiên, ở đâu đó trên những cung đường tại Hà Nội đã xuất hiện những “vườn cây sáng tạo” mang lại màu xanh cho bộ mặt đô thị, là kết quả của sự hợp lực từ cộng đồng. Một trong số đó phải kể đến đóng góp của những người dân sinh sống quanh khu vực đường Nguyễn Khoái, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

  • Diện mạo Thủ đô thay đổi mạnh mẽ trong những năm tới

    Để tạo động lực phát triển trong tương lai, TP Hà Nội dự kiến xây dựng 4 thành phố trực thuộc, 1 sân bay ở phía Nam, hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị.

  • Diện mạo đô thị TP Hồ Chí Minh thay đổi lớn sau gần 5 thập kỷ

    Sau 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), diện mạo của TP Hồ Chí Minh đã có những thay đổi lớn, đang từng bước phát triển thành một đô thị, trung tâm tài chính hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

  • Trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

  • Tiền Giang: Thị xã Gò Công được công nhận thành phố từ ngày 1/5

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, đại diện lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đã trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thành phố Gò Công cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Gò Công. Đây là thành phố thứ 2 của tỉnh Tiền Giang sau thành phố Mỹ Tho.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load