Thứ ba 05/11/2024 19:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Nội đầu tư hơn 23 tỷ đồng tu bổ di tích đền Bà Kiệu

16:06 | 24/09/2014

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Bà Kiệu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ được triển khai trong thời gian hai năm 2015-2016 với tổng mức đầu tư là 23,2 tỷ đồng. Số tiền này được huy động từ nguồn vốn ngân sách Thành phố.


(Ảnh: mantico.hatvan.vn)

Thông tin trên được đề cập tại Quyết định số 4813/QĐ-UBND. Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội làm chủ đầu tư dự án.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Bà Kiệu bao gồm các hạng mục: nghi môn; đền chính; nội thất đồ thờ; thiết bị phòng cháy chữa cháy; nhà bao che công trình; lán trại, nhà tạm.

Cụ thể, với đền chính (diện tích 272m2), dự án sẽ tiến hành hạ giải toàn bộ công trình; làm lại hệ thống móng, tường công trình; lát lại nền; thay thế hoành mái, rui mái, ngói mái đã mối mọt; phục chế hệ thống bờ nóc, bờ chảy, hệ thống hoa văn trang trí.

Ở nghi môn (diện tích 50m2), dự án sẽ tiến hành hạ giải toàn bộ phần mái; thay thế toàn bộ rui mái; róc, trát tường; lát lại nền; phục chế bốn nghê đầu trụ, hổ phù đầu hồi, các họa tiết hoa văn bằng vữa truyền thống.

Đại diện Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết, dự án tu bổ, tôn tạo này nhằm bảo vệ các công trình di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, kiến trúc nghệ thuật có giá trị đã được Nhà nước công nhận đang bị xuống cấp.

Bên cạnh đó, việc tu bổ, tôn tạo đền Bà Kiệu cũng nhằm phát huy giá trị di tích trong đời sống, giáo dục truyền thống, giới thiệu lịch sử-văn hóa của dân tộc.

Đền Bà Kiệu hiện nay nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm). Đền xây từ đời Lê Thần Tông (1619-1628), thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc Nữ (Quỳnh Hoa và Quế Hoa).

Đền Bà Kiệu đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1994.

Theo An Ngọc/ Vietnamplus

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Khách du lịch trong tháng 10 tăng hơn 18%

    (Xây dựng) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 10 ước đạt 586 nghìn lượt người, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load