Thứ tư 16/10/2024 09:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Gỗ dán của Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá 240 USD/m3 tại Thổ Nhĩ Kỳ

16:04 | 01/11/2016

(Xây dựng) – Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ vừa thông báo, kể từ ngày 28/10, sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá 240USD/m3.


Ảnh minh họa.

Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) vừa nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ về việc ngày 28/10, trang Công báo của Thổ Nhĩ Kỳ số 29871 đã đăng tải Thông báo số 2016/45 của Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ về quyết định cuối cùng đối với vụ điều tra điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với gỗ dán nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam.

Cũng theo Quyết định này của Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ thì chỉ có hai doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra nên không bị áp dụng biện pháp chống lẩn thuế chống bán phá giá. Các doanh nghiệp khác tại Việt Nam bị áp dụng thuế chống bán phá giá với mức 240 USD/m3 (tương đương với mức thuế chống bán phá giá đã được Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng đối với hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc).

Quyết định này của Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố. Sản phẩm chịu thuế này có mã HS là 4412.10; 4412.31; 4412.32 và 4412.39.

Trước đó, vào tháng 5/2015, Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam và Bulgaria vào thị trường nước này. Điều tra được tiến hành nhằm xem xét liệu có khả năng gỗ dán từ Trung Quốc được chuyển tải sang Việt Nam và Bulgaria để vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ nhằm né tránh thuế chống bán phá giá mà quốc gia này đang áp dụng cho gỗ dán Trung Quốc hay không.

Được biết, kể từ năm 2010, lượng sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam sang nước này đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, từ năm 2010 trở về trước, lượng gỗ dán Việt Nam xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt 3.250m3 nhưng tăng lên 10.052 m3 vào năm 2013 và 24.065m3 vào năm 2014. Theo đó, lượng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng từ 2% trong năm 2010 lên 8% trong năm 2014, đứng thứ tư (sau Nga, Ukraine và Brazil).

Tuyết Hạnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load