Thứ ba 05/11/2024 15:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ 20 dưới góc nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc

17:06 | 11/08/2022

(Xây dựng) - Nhân dịp ra mắt cuốn sách “Dọc đường” của nhà văn Nguyên Ngọc, Nhã Nam và Viện Pháp phối hợp tổ chức buổi Tọa đàm “Giao thoa văn hóa Việt – Pháp đầu thế kỷ 20, dưới góc nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc”, vào sáng thứ Bảy, ngày 13/8/2022 tại Hà Nội.

giao thoa van hoa viet phap dau the ky 20 duoi goc nhin cua nha van nguyen ngoc
“Dọc đường” tập hợp 34 bài viết và ghi chép của Nguyên Ngọc về văn chương, giáo dục, con đường phát triển đất nước; cũng như các hồi ức và các chân dung văn học trên một hành trình sống đầy ắp trải nghiệm.

Đông đảo bạn đọc đã biết đến Nguyên Ngọc, một nhà văn, nhà báo, dịch giả, nhà nghiên cứu có uy tín và được mến mộ. Ông vừa cho ra mắt tập bút ký “Dọc đường”. Cuốn sách tập hợp 34 bài viết và ghi chép của Nguyên Ngọc về văn chương, giáo dục, con đường phát triển đất nước; cũng như các hồi ức và các chân dung văn học trên một hành trình sống đầy ắp trải nghiệm. Một phần nội dung quan trọng trong cuốn sách mới của ông là về sự giao thoa văn hóa Việt – Pháp đầu thế kỷ hai mươi và các gương mặt trí thức nổi bật của thời kỳ đó.

Nhân dịp ra mắt cuốn sách, Viện Pháp và Nhã Nam phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Giao thoa văn hóa Việt – Pháp đầu thế kỷ 20, dưới góc nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc”. Thời gian từ 9h30–11h30, sáng thứ Bảy, ngày 13/8/2022 tại tầng 2, LeCafe, ngõ 2 Nguyên Hồng, Hà Nội

Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: Nhà văn Nguyên Ngọc, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân, Tiến sĩ văn học Mai Anh Tuấn.

Dọc đường gồm hai phần cơ bản, một là những bài viết liên quan đến các hoạt động văn hóa văn chương của Nguyên Ngọc, hai là những đoạn trích từ cuốn hồi ký của đời ông. Cuốn sách này, dẫu có sự tản mạn, vẫn làm nổi bật chân dung một con người rất động: Mải miết xê dịch trong không gian địa lý và ráo riết dấn thân với những hoạt động văn hóa ở tầm nhìn xa rộng. Mỗi bài viết có thể xem là một câu chuyện độc lập với lối văn tinh tế, nhuần nhị.

Trong phần hồi ký, có thể đọc được các đoạn văn vô cùng đẹp, cũng có thể thấy những thao thức, băn khoăn, trăn trở của một con người “ham sống”, và nhận ra trong đó chất nhà văn của Nguyên Ngọc vẫn đậm đặc. Ngôn ngữ văn xuôi của ông mang đậm hơi thở cuộc sống.

Nguyên Ngọc tự nhận là người ham sống, hơn bao giờ hết, tập sách này đã thể hiện sáng rõ một con người suy tư và luôn vận động không ngừng. Cuốn sách là sự tái hiện giữa không gian bên ngoài và những chiêm nghiệm nội tâm, đầy ắp vẻ đẹp của hoài niệm. Dấu chân lữ hành của ông đặt lên khắp các tỉnh miền núi phía Bắc, Trường Sơn, về với Tây Nguyên, Hội An, rồi rừng U Minh, Cà Mau và cả những hòn đảo hoang sơ xa lắc… Nhưng chuyện đi nhiều, sống nhiều, quan sát nhiều và suy tư nhiều hẳn đã giúp Nguyên Ngọc nhìn ra được nhiều điều trước thời đại.

Trên những trang viết này, có thể nhận ra những trằn trọc khôn nguôi của một người trí thức. Mỗi bài đều đặt ra những vấn đề lớn: trách nhiệm của người viết, dịch thuật và sự phát triển của dân tộc, sự vượt thoát của văn chương, những giá trị quá khứ bị lãng quên, tình yêu và chiến tranh, sự nghiệp giáo dục, con người tự chủ...

Trong một bài viết năm 2012, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên – một người bạn thân thiết, đã viết về Nguyên Ngọc: “Trong ông, vẫn có một nhà văn: tin vào người đọc. Trong ông, vẫn có một chàng trai: ham đi, ham cái mới. Trong ông, luôn có một trí thức: biết nghĩ bằng cái đầu của mình, biết dấn thân.”

Về tác giả:

Nguyên Ngọc (hay Nguyễn Trung Thành) sinh năm 1932 tại Đà Nẵng, nhưng chủ yếu sống ở Hội An và chịu ảnh hưởng sâu đậm của đô thị cổ này.

Ông là một nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng của Việt Nam. Từng là Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ quân độ; Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam; Tổng biên tập báo Văn nghệ. Trong chiến tranh, chiến đấu chủ yếu ở Tây Nguyên và Quảng Nam.

Với tư cách một dịch giả, ông dịch các công trình lý thuyết của Roland Barthes (Độ không của lối viết), Jean Paul Sartre (Văn chương là gì).

Nhã Nam đã xuất bản một số tác phẩm do ông chuyển ngữ: Một cuộc gặp gỡ, Lễ hội của vô nghĩa (Milan Kundera); Nhẫn thạch (Atiq Rahimi, giải Goncourt 2008).

Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Mạch nước ngầm, Rừng xà nu, Đường chúng ta đi, Đất Quảng, Có một con đường mòn trên biển Đông, Cát cháy, Tản mạn nhớ và quên, Các bạn tôi ở trên ấy…

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load