Thứ ba 28/11/2023 16:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Giải pháp trong chiến lược phát triển vật liệu xây không nung

22:31 | 03/11/2022

(Xây dựng) - Để tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, năm 2010 Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Quyết định 567/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) giai đoạn 2010 đến 2020 với mục tiêu chung là phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành Công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội. Cụ thể là phát triển sản xuất và sử dụng VLXDKN thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015, 30-40% vào năm 2020.

giai phap trong chien luoc phat trien vat lieu xay khong nung
Ảnh minh họa.

Tại Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về Quản lý vật liệu xây dựng được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2014, điều Điều 37 về chính sách chung phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường có nêu rõ “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường” và giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn điều này. Căn cứ Nghị định 24a Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 13/2017/TT-BXD năm 2017 về Quy định sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng, tại Điều 3 của Thông tư này quy định các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn Nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng VLXKN trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ như: Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng 100%; các tỉnh Đồng bằng Trung du Bắc bộ và các tỉnh vùng Đông Nam bộ tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%; các tỉnh còn lại tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%. Thông tư cũng quy định các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

Sau 10 năm thực hiện Quyết định 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các pháp luật có liên quan đến sử dụng vật liệu xây không nung, tổng hợp báo cáo Tổng kết chương trình 567 của 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về cuối năm 2020 và số liệu điều tra của Bộ Xây dựng, các chủng loại VLXKN đã được đầu tư, phát triển trong thời gian qua bao gồm: Gạch bê tông (gạch xi măng-cốt liệu); gạch bê tông khí chưng áp, không chưng áp; gạch bê tông bọt; tấm bê tông rỗng đùn ép (Acotec); tấm tường bê tông khí chưng áp... Tính đến hết năm 2018, số lượng cơ sở sản xuất gạch không nung là khoảng 2.500 cơ sở với tổng công suất thiết kế đạt khoảng 12,6 tỷ viên QTC/năm, chiếm trên 30% tổng công suất thiết kế vật liệu xây (tại thời điểm năm 2010 chỉ chiếm khoảng 5- 8%). Tuy nhiên, đến hết tháng 9/2020, do khó khăn về tiêu thụ, nhiều cơ sở sản xuất có công suất nhỏ đã buộc phải dừng sản xuất, số cơ sở sản xuất vật liệu không nung hiện nay đang hoạt động khoảng trên 1.600 cơ sở; nhiều cơ sở phải giảm sản lượng sản xuất. Tổng công suất thiết kế còn khoảng 10,2 tỷ viên QTC/ năm (chiếm khoảng gần 30% tổng công suất thiết kế sản phẩm vật liệu xây). Sản lượng sản xuất VLXKN toàn quốc năm 2019 đạt 4.830 triệu viên QTC; 4 triệu m2 tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn và 95 triệu m2 tấm tường thạch cao. So sánh với mục tiêu của Chương trình 567 Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020 thì kết quả sau 10 năm thực hiện Chương trình, tỷ trọng VLXKN trên tổng lượng vật liệu xây (xét về công suất thiết kết) đạt xấp xỉ ở ngưỡng thấp so với mục tiêu của Chương trình đã đặt ra, song sản lượng sản xuất thì chỉ bằng 45-50% công suất thiết kế.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nguyên nhân của hạn chế trên là do hệ thống văn bản về tiêu chuẩn, định mức, các giải pháp thi công, hướng dẫn thi công, nghiệm thu chưa được ban hành kịp thời cho các chủng loại sản phẩm mới ra thị trường. Các chính sách ưu đãi trong đầu tư sản xuất VLXKN đã được ban hành nhưng tại nhiều địa phương vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, doanh nghiệp đầu tư chưa được hưởng ưu đãi như chính sách đã ban hành (miễn giảm các loại thuế đối với nhà đầu tư sản xuất vật liệu nhẹ).

Một số địa phương chưa thực hiện triệt để lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Sản lượng gạch đất sét nung còn chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm VLXKN. Việc ban hành còn chậm, chưa kịp thời nên ảnh hưởng đến việc sản xuất tiêu thụ VLXKN. Việc biên soạn giáo trình và đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp các giáo trình mang tính chuyên sâu về hướng dẫn thiết kế, thi công, định mức tiêu hao cho một đơn vị khối lượng xây dựng sử dụng VLXKN chưa được thực hiện một cách đồng bộ. Việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra trong việc thực hiện các quy định pháp luật về sử dụng VLXKN của các cơ quan Trung ương và địa phương chưa quyết liệt và thường xuyên. Vẫn còn tình trạng chủ đầu tư/nhà thầu chưa tuân thủ đúng quy định của Thông tư 13/2017/TT-BXD ngày 8/12/2017 về sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân chưa được đào tạo bài bản, chưa kiểm soát tốt các yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất VLXKN chưa có các giải pháp tổ chức quản lý sản xuất toàn diện nên chất lượng sản phẩm của nhiều cơ sở chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn tình trạng gạch bê tông chưa đủ ngày tuổi đã xuất kho đưa vào công trình gây hiện tượng co ngót mạnh trong khối xây gây nứt. Mẫu mã một số loại sản phẩm gạch bê tông chưa đa dạng, nhiều nhà sản xuất sử dụng kích thước tiêu chuẩn của gạch đất sét nung để sản xuất gạch không nung nên chưa phát huy được thế mạnh của gạch không nung là có thể sản xuất với kích thước lớn, độ rỗng lớn giảm tiêu hao nguyên vật liệu, hạ giá thành.

Bên cạnh đó, số lượng các nhà sản xuất VLXKN dạng tấm lớn còn ít nên dạng kết cấu này còn chưa phổ biến mặc dù có nhiều ưu điểm về chất lượng, tốc độ thi công, tiết kiệm vật tư phụ và giảm giá thành khi áp dụng với khối lượng lớn ở các công trình cao tầng. Giá sản phẩm gạch xây không nung vẫn chưa hấp dẫn, chưa cạnh tranh được với gạch đất sét nung, đặc biệt là gạch bê tông khí chưng áp, mặc dù có nhiều ưu điểm là cách âm, cách nhiệt tốt nhưng do vốn đầu tư dây chuyền lớn nên sản phẩm có giá thành cao. Chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất VLXKN có hệ thống nhân lực và bộ phận kỹ thuật đủ năng lực, chủ động, tích cực bám sát công trình, hướng dẫn kỹ thuật thi công vật liệu và phụ kiện, xử lý kỹ thuật kịp thời đối với những trường hợp sự cố nứt, thấm...

Để khắc phục tình trạng trên, trong chiến lược phát triển VLXD Việt Nam giai đoạn 2021-2030, theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 09/2021/NĐ-CP về Quản lý vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1266/QĐ – TTg ngày 18/8/2021 có nội dung tiếp tục đầu tư phát triển, đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung, sản lượng sản xuất VLXKN chiếm tỷ trọng so với tổng lượng gạch xây khoảng 35 - 40% vào năm 2025; 40 - 45% vào năm 2030; đảm bảo tỷ lệ sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng theo quy định. Để đảm bảo mục tiêu trên, Bộ Xây dựng đã nêu ra 3 nhóm giải pháp chính, bao gồm:

Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: Quy định tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu nhẹ đối với các công trình khác nhau theo nguồn vốn, theo vị trí địa lý và đặc thù công trình. Ưu đãi về thuế nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, đối với các dự án đầu tư sản xuất VLXKN, dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN nhẹ và sản xuất gạch bê tông công suất từ 20 triệu viên QTC/năm trở lên.

Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật: Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp về khoa học công nghệ, xây dựng, công bố và ban hành đầy đủ tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm VLXKN, thiết kế, thi công, nghiệm thu… các công trình sử dụng VLXKN. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm VLXKN và hạ giá thành công trình sử dụng VLXKN. Nghiên cứu tận dụng phế thải công nghiệp làm nguyên liệu sản xuất VLXKN nhằm xử lý phế thải, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Nhóm giải pháp về đào tạo, thông tin, tuyên truyền: Biên soạn giáo trình và đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp mang tính chuyên sâu về hướng dẫn thiết kế, thi công, định mức tiêu hao cho một đơn vị khối lượng xây dựng sử dụng vật liệu không nung. Xây dựng đề án tuyên truyền đồng bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền để các nhà quản lý, đặc biệt là chính quyền đô thị, các nhà tư vấn, các chủ đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng và mọi người dân có ý thức, trách nhiệm sử dụng VLXKN thay cho sử dụng gạch đất sét nung nhằm tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Đặng Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

    (Xây dựng) - Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh Quảng Trị còn những hạn chế cần khắc phục.

  • Sơn hiệu ứng là gì? Tham khảo báo giá thi công trọn gói

    (Xây dựng) - Sơn hiệu ứng là một loại sơn nước thông thường, nhưng điểm đặc biệt của nó nằm ở việc tích hợp các hoa văn và vân để tạo ra sự kết hợp độc đáo. Điều này giúp định hình một phong cách đặc trưng, là điểm nhấn thể hiện phong cách và gu thẩm mỹ cá nhân của chủ nhân.

  • Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

    (Xây dựng) – Đồng Nai đang nỗ lực triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp.

  • Chưa xác định được nguồn cung hơn 2 triệu m3 cát thi công Cao tốc Bắc-Nam

    Nếu không xác định sớm nguồn cung ứng vật liệu còn thiếu cho nhà thầu thi công, Dự án Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.

  • Vì sao giá vật liệu xây dựng ở Phú Yên tăng bất thường?

    (Xây dựng) - Sau khi có Kết luận Thanh tra về việc lập, đăng ký giá, thẩm định và công bố giá vật liệu xây dựng thông thường, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Tạ Anh Tuấn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến việc tăng giá vật liệu xây dựng.

  • Vật liệu nào thay thế cát sông?

    (Xây dựng) – Đó là chủ đề Tọa đàm trực tuyến do Báo Đại đoàn kết vừa tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Các chuyên gia, diễn giả cho rằng với nhu cầu cát ngày càng lớn cho các công trình đường cao tốc, khai thác cát nhiều hơn sẽ làm sụt lún, sạt lở. Vì vậy nên thay đổi suy nghĩ kết cấu xây dựng, lấy đá nghiền, cát biển thay cát sông làm vật liệu xây dựng và nên xây dựng các công trình đường cao tốc trên cầu cạn…

Xem thêm
  • Giá thép trong nước tăng mạnh

    (Xây dựng) - Giá thép hôm nay ngày 24/11/2023: Một số thương hiệu thép trong nước điều chỉnh giá bán tăng và giảm, trong đó có thương hiệu tăng cao nhất 410.000 đồng/tấn.

    13:08 | 24/11/2023
  • Thái Nguyên: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu và chủ doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - Nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và việc chấp hành các quy định trong hoạt động khai thác khoáng sản, ngày 23/11, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức ký cam kết về trách nhiệm của lãnh đạo các Sở, ngành và chủ doanh nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh.

    09:39 | 24/11/2023
  • Gia Lai: “Núp bóng” nạo vét lòng hồ thủy điện Ialy để khai thác cát trái phép

    (Xây dựng) - Hoạt động khai thác cát lậu đang diễn ra công khai tại lòng hồ thủy điện Ialy nằm trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, đã để thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản và làm thất thu thuế Nhà nước.

    08:08 | 23/11/2023
  • Giải pháp nào quản lý khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản

    (Xây dựng) - Hệ thống nhận dạng tự động AIS (Automatic Identification System) là một hệ thống thông tin an toàn hàng hải hoạt động trên băng tần VHF hàng hải dùng để nhận biết thông tin giữa phương tiện thủy có trang bị AIS và các đối tượng bên ngoài trong phạm vi phủ sóng VHF. AIS cho phép các phương tiện thủy chia sẻ các thông tin của mình với các phương tiện, đài thông tin duyên hải hoạt động trong khu vực lân cận, các trạm quản lý và giám sát tàu và cơ quan quản lý.

    18:29 | 22/11/2023
  • Ngành thép có thể tăng trưởng lợi nhuận 40% trong năm 2024

    Theo MBS, lợi nhuận các doanh nghiệp ngành thép dự kiến tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm 2024, trên cơ sở doanh thu hồi phục 25%, biên lợi nhuận gộp lên mức 13% đồng thời chi phí tài chính giảm 30%.

    14:22 | 22/11/2023
  • Hòa Phát đã cung cấp hơn 385.000 tấn thép chất lượng cao cho thị trường

    (Xây dựng) - 10 tháng năm 2023, Hòa Phát đã cung cấp hơn 385.000 tấn thép chất lượng cao cho thị trường, trong đó xuất khẩu đóng góp 65%. Đây là các loại thép nguyên liệu phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như rút dây, làm lõi que hàn, đinh ốc vít, thép dự ứng lực, tanh lốp ô tô,…

    10:41 | 21/11/2023
  • Quảng Ninh: Thí điểm chế biến đất đá thải mỏ làm vật liệu gia cố nền móng công trình

    (Xây dựng) – Vừa qua, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh phối hợp với cơ quan chức năng khảo sát dây chuyền chế biến đất đá thải mỏ làm vật liệu đắp nền K95, K98 do hai đơn vị trên địa bàn tỉnh là Công ty Cổ phần Dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê và Công ty TNHH Thương mại S&D (Đông Triều) phối hợp, nghiên cứu và lắp đặt nhằm đáp ứng nhu cầu cho các dự án, công trình xây dựng.

    19:51 | 20/11/2023
  • Bố trí đủ nguồn cung vật liệu thi công Cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

    Cục Quản lý đầu tư xây dựng khẳng định kết quả đánh giá bước đầu cho thấy trữ lượng các mỏ được khảo sát cơ bản đáp ứng nhu cầu thi công Dự án đường bộ Cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.

    10:33 | 20/11/2023
  • Quảng Ninh được sử dụng thải than làm vật liệu san lấp

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ở Hà Nội, ông Ngọc Thái Hoàng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho phép tỉnh Quảng Ninh sử dụng hơn 12 triệu m3 đất đá thải trong quá trình khai thác than làm vật liệu san lấp.

    10:31 | 20/11/2023
  • Hội thảo Khoa học kỹ thuật Phụ gia bê tông năm 2023 do SILKROAD HANOI JSC tổ chức thu hút hơn 400 doanh nghiệp tham dự

    (Xây dựng) - Ngày 18/11, tại Hà Nội, SILKROAD HANOI JSC (thuộc SILKROAD Group) tổ chức Hội thảo Khoa học kỹ thuật Phụ gia bê tông năm 2023, với sự tham dự của hơn 400 đại diện các công ty xây dựng, trạm trộn bê tông, xi măng, các công ty bê tông đúc sẵn trong nước, quốc tế; các nhà quản lý, chuyên gia các viện nghiên cứu, các trường đại học, hội, hiệp hội chuyên ngành vật liệu; đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.

    20:39 | 19/11/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load