Thứ sáu 03/01/2025 00:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Giải pháp an toàn cho công trình kế bên khi làm móng

15:16 | 14/08/2018

(Xây dựng) – Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều trường hợp nhà hàng xóm hoặc công trình lân cận bị ảnh hưởng khi công trình kế bên thi công đào móng làm hoang mang dư luận. Theo PGS.TS Trần Chủng - Tổng hội Xây dựng Việt Nam thì trong các giải pháp làm móng cho nhà cao tầng thì móng cọc vẫn được nhiều chủ đầu tư lựa chọn vì những ưu điểm nhất định của nó. Tuy nhiên, trong quá trình thi công cũng gây không ít ảnh hưởng tới các công trình kế bên bởi lún, nứt…

Theo ông Chủng thì các công trình xây mới đều phải tính đến lún ảnh hưởng từ công trình mới xây đến công trình liền kề. Xu hướng công trình mới xây có thể cao hơn, nặng hơn và giải pháp móng dứt khoát phải dùng móng sâu (móng cọc). Như vậy, công trình mới sẽ lún rất ít hoặc không lún nhưng ảnh hưởng rất hạn chế tới móng công trình liền kề.

Cọc ống được nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho những công trình có trọng tải lớn.

Việc lựa chọn giải pháp móng chưa đủ mà cần có giải pháp thi công không ảnh hưởng tới công trình lân cận như cách hạ cọc (ép tĩnh cọc, ép cọc có khoan dẫn). Bên cạnh đó, việc đào hố móng cũng cần giải pháp để không bị sạt lở hay dịch chuyển của đất nền nhà liền kề.

Nói về móng cọc khoan hạ, ông Huỳnh Thanh Hoàng – Phòng kỹ thuật tổng hợp Cty CP đầu tư Phan Vũ cho biết: “Để khắc phục các sự cố về ảnh hưởng tới công trình kế bên khi thi công móng thì cần ứng dụng công nghệ cọc khoan hạ”.

Việc lún, nứt khi thi công móng không chỉ ảnh hưởng tới những công trình xung quanh mà còn ảnh hưởng tới chính bản thân hệ cọc của chính công trình đang thi công.

Ưu điểm của cọc khoan hạ là phương pháp thay thế vật liệu nền. Bởi nền móng bằng vật chất yếu như bùn sình, cát… được lấy lên thay thế bằng vật liệu cứng nên không gây chèn ép, không gây thay đổi độ cứng của đất nền. Khi thi công thì phải tính toán có độ sâu tối ưu và đường kính tối ưu nhất để cọc đưa vào nền đất có thế phát huy tối đa sức chịu tải của nó và phải thi công được. Việc thi công được có nghĩa là tránh trường hợp thiết kế chỉ có 1 loại cọc làm được thì dẫn đến việc độc quyền của nhà sản xuất.

Ngoài ra, cọc khoan hạ còn có ưu điểm nữa là tối ưu hóa được sức chịu tải. Điều này được thể hiện bởi đây là bê tông mác cao và ít gây tác động tới môi trường. Nếu cọc khoan nhồi thì bắt buộc phải có dung dịch khoan giữ thành Bentoniten (Bentonite là loại sét khoáng có tính trương nở và có độ nhớt cao. Bột bentonite khi trộn với nước sẽ tạo thành một dung dịch có tác dụng giữ vững thành hố).

Riêng khoan hạ thì không sử dụng loại này mà chỉ sử dụng nước đơn thuần và xi măng kết hợp với đất nguyên thổ tạo thành bê tông xi măng đất và cốt gia cường chịu lực cọc BC (cọc ống bê tông đúc sẵn - ứng suất trước).

Ngoài tiết kiệm chi phí và không gây tác động tới môi trường thì loại hình cọc khoan hạ có ưu điểm về năng suất thi công.So với cọc khoan nhồi, trong 24 giờ chỉ thi công được 1 cọc với 1 thiết bị thi công, còn khoan hạ thì gấp 4 lần tức làm được 4 cọc. Điều đó giảm thời gian thi công và gia tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, do cọc được sản xuất đại trà tại nhà máy nên dễ dàng kiểm soát được chất lượng bởi tất cả các công đoạn được quản lý theo tiêu chuẩn ISO.

“Tối ưu hóa tải trọng và không dư thừa không phải cắt bỏ cọc gây lãng phí bởi cọc khoan hạ thiết kế bao nhiêu làm đúng bây nhiêu không có sản phảm dư thừa. Tức là thiết kế xong sản xuất cọc rồi mới thi công. Lúc thi công, khoan không lấy hết đất mà chỉ lấy 1 phần còn lại được đánh nhuyễn với xi măng và nước tạo thành hỗn hợp để thả cọc suôn sẽ tới đáy đúng tọa độ thiết kế ban đầu. Khoan để hạ cọc cũng không gây rung lắc, không lấy mực nước ngầm, không hóa chất ảnh hưởng môi trường…”, ông Hoàng chia sẻ thêm.

Cao Cường

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load