(Xây dựng) - Minh chứng rõ nhất cho khả năng sinh lời bền vững và sự hấp dẫn của dòng sản phẩm này đối với giới đầu tư.
Lý do bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn
Trong số các lựa chọn truyền thống như gửi tiết kiệm, mua vàng, đầu tư chứng khoán, trái phiếu, hay tài sản số, bất động sản nổi bật với khả năng bảo toàn giá trị và sinh lời ổn định.
Số liệu thực tế cho thấy giá bất động sản hạng sang và cao cấp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng trung bình 7-10% mỗi năm trong suốt một thập kỷ qua, vượt trội so với nhiều kênh đầu tư khác. Trong 10, bất động sản nói chung, phân khúc bất động sản hạng sang nói riêng tăng trưởng giá trị gấp đôi, có khu vực gấp 3, 4. Con số này cũng được GS. Đặng Hùng Võ chia sẻ, theo tính toán của ông, giai đoạn 1990 - 1992: bất động sản tăng 10 lần; 2000 - 2002: tăng 10 lần; 2007 - 2008: tăng 3 lần. Riêng từ năm 2009 đến nay, cứ 10 năm giá bất động sản lại tăng gấp đôi. Có thời kỳ đứng giá chứ chưa bao giờ có tình trạng xuống giá bất động sản xảy ra. Đặc biệt, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm mạnh, dao động chỉ từ 4,8-6%/năm, lợi thế của bất động sản càng được khẳng định. Khác với chứng khoán hay tài sản số, bất động sản là tài sản hữu hình, dễ định giá, mang lại cảm giác an tâm cho nhà đầu tư. Đây còn là kênh tích sản lâu dài, phù hợp với tư duy “người sinh ra nhưng đất không sinh ra” của người Việt.
Bảng so sánh lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng tại Việt Nam năm 2023 và đầu năm 2024. (Nguồn: VnBusiness) |
Bên cạnh đó, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và giới siêu giàu, đô thị hóa là xu hướng không thể đảo ngược tại Việt Nam. Đây là lực đẩy quan trọng cho thị trường bất động sản trong dài hạn. Năm 2023, khoảng 42,5% cư dân Việt Nam sống trong các đô thị, tỉ lệ sẽ tăng lên 45% và 50% vào năm 2025 và 2030. Là Thủ đô của Việt Nam, Hà Nội được xem là điểm đến sống và lập nghiệp của cư dân cả nước, các gia đình khá giả tại nhiều địa phương mua nhà cho con về đây học đại học; người học tập chọn ở lại lập nghiệp không trở về địa phương… Quy mô dân số lớn cùng tốc độ đô thị hóa cao và tiếp tục tăng, dự kiến đến 2035 tỷ lệ đô thị hóa đạt 60-70% thúc đẩy nhu cầu bất động sản nghỉ dưỡng ven đô tăng trưởng bền vững.
90% giới thượng lưu chọn ưu tiên bất động sản chăm sóc sức khỏe
Bên cạnh nhu cầu sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng ven đô ngày càng tăng cùng quy mô và tốc độ đô thị hóa, dòng bất động sản chăm sóc sức khỏe cũng được đánh giá cao, đặc biệt tại thị trường cao cấp.
Theo nghiên cứu của Proven Partners, có tới 90% giới siêu giàu ưu tiên yếu tố sức khỏe khi chọn mua bất động sản. Bên cạnh đó, gần 30% người tiêu dùng ở mọi phân khúc thu nhập sẵn sàng chi trả cao hơn cho các dự án tích hợp tiện ích chăm sóc sức khỏe.
Đây không chỉ là hiện tượng tại thị trường Việt Nam mà còn là xu hướng toàn cầu. Báo cáo từ Global Wellness Institute cũng chỉ ra rằng, người mua nhà ở các nước phát triển sẵn sàng trả cao hơn từ 10% đến 25% cho các dự án bất động sản tập trung vào yếu tố sức khỏe, chủ yếu do nguồn cung không theo kịp nhu cầu ngày một tăng.
Nhận thấy tiềm năng này, một số sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tích hợp chăm sóc sức khỏe đã được giới thiệu và nhanh chóng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Tại thị trường miền Bắc, các nhà đầu tư đang đặc biệt quan tâm đến dự án biệt thự khoáng nóng tự nhiên Tokyu Retreat (giai đoạn 2 của Tổ hợp khoáng nóng 5* Lynn Times Thanh Thủy). Dự án tọa lạc tại mỏ khoáng nóng Thanh Thủy quý hiếm.
Biệt thự khoáng nóng tự nhiên kiểu Nhật thu hút giới đầu tư thượng lưu với không gian chăm sóc sức khỏe sang trọng. |
Với thiết kế tinh tế, từng căn biệt thự tại Tokyu Retreat không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng mà còn được tích hợp các tiện ích cao cấp nhằm tối đa hóa trải nghiệm chăm sóc sức khỏe cho chủ nhân: bể ngâm khoáng, bể bơi khoáng nóng 4 mùa, xông nóng, xông lạnh…giúp chăm sóc sức khỏe cho các chủ nhân. Bên cạnh đó, với tiềm năng thu được dòng tiền vượt trội từ hoạt động vận hành nghỉ dưỡng lên tới 50-80 triệu/tháng, khiến Tokyu Retreat trở thành lựa chọn lý tưởng cho giới đầu tư thượng lưu.
Năm 2024 chứng kiến sự gia nhập của 4 triệu người mới vào tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, dự báo đến năm 2026, tỷ lệ này sẽ chiếm khoảng 26% dân số cả nước, theo World Data Lab. Đây là dấu hiệu tích cực cho thị trường bất động sản khi nhu cầu về nhà ở, bất động sản cao cấp và các dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe của tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng.
Với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, nhu cầu sở hữu bất động sản không chỉ tập trung vào các khu vực phát triển sôi động mà còn mở rộng ra các khu vực nghỉ dưỡng cao cấp và bất động sản khoáng nóng. Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là trong phân khúc bất động sản hạng sang và cao cấp.
Phương Nghi
Theo