Chủ nhật 28/07/2024 09:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Gạch Chăm vẫn là một “ẩn số”!

13:48 | 12/06/2014

(Xây dựng) - Xung quanh bí ẩn đền tháp Chăm, chúng tôi có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Thông, Phân viện trưởng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế về vấn đề này.


Ông Nguyễn Hữu Thông: Việc xây dựng tháp Chăm có sự tham gia của những nhà sư, thương nhân và thợ thủ công Ấn Độ trong đó.

Hiện nay có hai lý giải về những bí ẩn của tháp Chăm được dư luận quan tâm nhất. Đó là việc ông Lê Văn Chỉnh, một người thợ thủ công đã dùng kỹ thuật “mài chập” để tạo nên một “đền tháp Champa của thế kỷ XXI” tại Đà Nẵng vào năm 2003 và sự kiện Quảng Nam tuyên bố các nhà khoa học của Đại học Milan, Italia đã tìm ra loại vật liệu kết dính gạch đền tháp Champa là loại keo được tinh chế từ cây dầu rái. Ông đánh giá thế nào về 2 sự kiện này?

- Vấn đề kỹ thuật xây dựng đền tháp Champa là một vấn đề hóc búa, với nhiều giả thuyết. Từ thời khai phá các đến tháp Champa (cuối thế kỷ XIX) cho đến nay, các học giả Ý, Pháp, Ba Lan và Việt Nam vẫn chưa ai đưa ra được một kết luận cuối cùng. Bởi công tác khai quật khảo cổ và việc tìm ra chính xác thành phần kết dính vẫn còn đang được tiến hành.

Về lý giải của ông Lê Văn Chỉnh, đó là kỹ thuật mãi nhẵn hai viên gạch để tạo ra hỗn vị cho gạch. Hỗn vị này là bột gạch, chất kết dính hai viên gạch lại với nhau. Điều này có thể kiểm chứng ở các tháp ở Indonesia.

Tuy nhiên, “đền tháp Champa của thế kỷ XXI” của ông Lê Văn Chỉnh chỉ là nên một mô hình tháp Chăm, tỉ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với tỉ lệ thực. Cho nên khả năng chịu lực từng viên gạch thấp hơn rất nhiều so với thực tế. Do đó, mô hình tháp khó có thể bền vững qua hàng thế kỷ như tháp Chăm.

Thứ nữa, gạch xây tháp Chăm có sự hiện hữu của dầu rái. Nhưng dầu rái không phải là chất duy nhất trong gạch. Chất kết dính các viên gạch tháp Chăm là nguyên chất (dầu rái) hay là hợp chất vẫn chưa có kết luận.


Lòng tháp Mỹ Sơn.

Kết luận khoa học, nhất là khoa học xây dựng phải thông qua thực nghiệm và các thông số. “Bột gạch” hay “dầu rái” chỉ là dừng lại ở vị thế những giả thuyết, nêu ra những giải pháp nhưng lại chưa có kiểm chứng về tính chính xác cuối cùng.

Những bí ẩn của gạch tháp Chăm như không bị rêu phong, đen sạm vì mưa gió và dòng thời gian đã được lý giải chưa, thưa ông?

- Gạch Chăm có độ nung rất cao (trên 1000 độ C) và tính hoản chỉnh của từng viên gạch rất lớn. Khi đó, gạch trở thành “ghè”, không còn chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài (mưa, gió, sinh vật tầm gửi…). Chất liệu sét, kỹ thuật nung và độ nung tạo nên một viên gạch Chăm hoàn hảo.

Tuy nhiên, không phải tháp Chăm nào cũng có được loại gạch như vậy. Như tháp Mỹ Khánh của Huế bị vùi dưới cát nhưng sau khi phát hiện thì nhiều viên gạch đã bị biến thành bột sau đó (có thể cũng là do bị nước biển ngấm vào). Song so với một tháp Chăm đỉnh cao, như ở Mỹ Sơn thì gạch của tháp Mỹ Khánh ở Huế kém hơn rất nhiều.

Như vậy kỹ thuật xây dựng tháp Chăm là một quá trình, đi từ thấp đến cao?

- Đúng như vậy. Kỹ thật xây dựng tháp Chăm trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (thế kỷ II – VI), tháp chỉ xây bằng gỗ và chỉ có tượng thờ; giai đoạn 2, tháp xây theo cách tường gạch và mái gỗ và đã có hệ thống tượng thờ hoàn chỉnh. Tháp Phú Diên, Mỹ Khánh ở Huế thuộc giai đoạn này; giai đoạn 3 (thế kỷ VI – XVII), tháp được xây dựng hoàn chỉnh có sự tham gia của đá sa thạch.

Về quy trình xây dựng tháp Chăm, theo ông người Chăm xưa đã thực hiện như thế nào?

-  Hiện có ba quan điểm về vấn đề này. Đầu tiên, có quan điểm cho rằng: Người Chăm nung gạch, dùng chất kết dính và xây lên. Quan điểm này đã có từ lâu nhưng vẫn chưa xác định được khả năng.

Thứ nữa, có quan điểm cho rằng: Đất sét phơi khô và nung cả tháp. Quan điểm này không được thừa nhận vì những viên gạch giãn nở khác nhau trong khi nung gây ra sự đổ vỡ.

Quan điểm thứ ba lại cho rằng: Người Chăm xây tháp chừng nào nung chừng nấy. Rồi độn đất vào lòng tháp. Như vậy vòm mới có thể xây dựng được. Quan điểm này rất có lý.

Tuy nhiên, do các quan điểm khác xa nhau tháp Chăm vẫn là ẩn số. Chính vì vậy, tuy bé nhỏ so với Angkor (Campuchia) và các kiến trúc Ấn Độ giáo khác nhưng tháp Chăm lại vững chãi trên 1000 năm. Và ẩn số về gạch xây tháp Chăm vẫn chưa ai lý giải được.

Dân gian Chăm đến nay vẫn lưu giữ truyền thống “nung toàn khối”. Phải chăng quan điểm thứ hai về quy trình xây dựng tháp Chăm là đúng?

- Về việc “nung toàn khối” đúng là một truyền thống của người Chăm. Hiện nay lò gốm ở Bàu Trúc, Phan Rang được đánh giá là lạc hậu nhất thế giới, không có bàn xoay và chất củi đốt (không dùng than) nên nhiệt độ tạo ra chỉ 300 – 400 độ C.

Tuy nhiên, nếu nung toàn khối tháp Chăm thì không thể thực hiện ngoài trời được. Vì nhiệt độ chỉ đạt 500 – 600 độ C. Trong khi gạch tháp Chăm hoàn chỉnh đã lên tới độ nung 1000 độ C.

Và nếu nung ở lò nung thì gạch cũng không thể “chín đều” như vậy được. Vì có chổ gạch nằm ở lỗ thông hơi, có gạch nằm ở chỗ gần củi đang cháy. Có lẽ chỉ có lò ga hiện đại mới đạt độ hoàn chỉnh đến như vậy.


Gạch Chăm tại Nhà trưng bày hiện vật Mỹ Sơn.

Còn quan điểm cho rằng nung gạch sống nguyên khối thì lại càng khó. Vì nung gạch sống thì tạo sự đùn đẩy vì thông số có giãn mỗi viên gạch chắc chắn là không giống nhau.

Là người am hiểu tháp Chăm như vậy, ông có kiến giải nào của riêng mình không?

- Trong cuốn kỷ yếu 10 năm thành lập Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tôi có viết một bài về chủ đề này. Tôi kiến giải rằng việc xây dựng tháp Chăm có sự tham gia của những nhà sư, thương nhân và thợ thủ công Ấn Độ trong đó.

Như ngói lưu ly của nhà Nguyễn có sự tham gia của nghệ nhân Trung Quốc với vai trò thợ cả, và sau này, khi họ về nước thì các xưởng ngói triều Nguyễn cũng bị suy tàn. Như vậy, nếu muốn tạo ra một viên gạch chất lượng như gạch Chăm thì người Chăm phải có một truyền thống làm gạch.

Nhưng qua khảo sát thì gạch lại không hề hiện diện trong đời sống của người Chăm. Kể cả công trình dân sinh và tín ngưỡng dân gian. Duy có thành lũy và tháp Chăm mới sử dụng gạch và lại là gạch đã ở đỉnh cao.

Chỉ có một cách suy diễn: Thời đó các thương nhân và các nhà sư Ấn Độ đến Champa buôn bán, truyền đạo rất đông tại cả tiểu quốc Champa. Cuộc buôn bán đã diễn ra rất hời cho bên các thương nhân Ấn Độ. Họ bán các loại hàng hóa rẻ tiền rất được giá và mua về Ấn Độ sừng tê giác, vàng bạc. Do đó, họ đã hào phóng “biếu” cho các ông vua Chăm của những tiểu quốc Champa những tòa tháp Chăm để lưu dấu vương quyền của các ông vua này.

Về thợ xây tháp Chăm, các thương nhân Ấn Độ đa tập hợp các thợ xây Ấn Độ khá dễ dàng. Bởi Ấn Độ luôn loạn lạc, chia rẽ nên các thợ xây Ấn Độ, bậc thầy về sử dụng gạch để xây dựng công trình tôn giáo đã vượt biển để tìm kiếm sự mưu sinh.

Tôi đã nghiên cứu về gạch xây dựng của Ấn Độ rất kĩ và đã trích dẫn trong bài viết của tôi trong kỷ yếu. Tuy nhiên, quan điểm của tôi lại đụng chạm đến lòng tự tôn của dân tộc Chăm.

 


Khu thánh địa Mỹ Sơn.

Nhưng cho đến nay, ngoài những đả kích mang tính chính trị thì vẫn chưa có một học giả nào phản biện khoa học đối với quan điểm của tôi. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh trong khoa học thì giả thuyết sai là chuyện bình thường.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thú vị này!

Phát biểu trong một hội thảo về Champa mới nhất được tổ chức tại Đà Nẵng, J.C. Sharma, nguyên Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho rằng: “Những ảnh hưởng của Ấn Độ được thừa nhận rộng rãi lên nghệ thuật Champa bắt nguồn từ các trường phái nghệ thuật Amaravati, Gupta, Chalukya và Pallava. Dấu vết của các trường phái Pala hay Sena cũng được tìm thấy. Hợp lí khi cho rằng, một số thợ thủ công, đặc biệt là các nhà điêu khắc, hẳn phải đến từ Ấn Độ. Họ hẳn đã giới thiệu trực tiếp đến đây một vài đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của quê hương họ. Sự ảnh hưởng gián tiếp từ Ấn Độ đến Champa còn qua sự tương tác của Champa với Camboge, Java, Siam và Sri Lanka”.

“Gạch, vật liệu xây dựng chính được sử dụng bởi các nghệ nhân Chăm, cũng đã được sử dụng tại Ấn Độ… Gần đây tôi đã đến thăm một ngôi đền vào thời Gupta ở Sirpur, Chhatisgarh. Ngôi đền gạch này có sự tương đồng rõ ràng với các ngôi đền gạch ở Champa”, ông J.C. Sharma khẳng định.

 

Nguyễn Văn Toàn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhật Bản: "Mỏ vàng đảo Sado" được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

    Mỏ vàng Sado được khai thác dưới sự quản lý trực tiếp của Mạc Phủ, chính quyền tối cao thời kỳ Edo, từ đầu thế kỷ 17 tới giữa thế kỷ 19 và đóng vai trò là một nguồn ngân khố quốc gia quan trọng.

  • Khánh Hòa: Tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh với 12 hạng mục

    (Xây dựng) - Cục Di sản văn hóa đã đồng ý thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh bao gồm 12 hạng mục. Ngoài ra, việc tu bổ, tôn tạo phải ưu tiên phương pháp thủ công, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới.

  • Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

    (Xây dựng) - Ngày 24/7, tại huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn 1962 – 1975).

  • Bắc Ninh đề xuất phê duyệt đồ án quy hoạch bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể, trong đó có nội dung cập nhật quy hoạch khu dân cư phía trước cửa chùa thành đất du lịch theo Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045.

  • Linh thiêng Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một sự kiện lịch sử tiêu biểu có giá trị to lớn. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện lòng tri ân các anh hùng liệt sỹ, đồng bào đã hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sỹ... cùng với sự nhất trí của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương, tỉnh Điện Biên đã tiến hành xây dựng Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

  • Thừa Thiên - Huế: Hơn 47 tỷ đồng đầu tư tu bổ di tích Hưng Miếu

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VIII đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo quản, tu bổ di tích Hưng Miếu - nơi thờ tự cha và mẹ của vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 47 tỷ đồng.

Xem thêm
  • Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ Xây dựng năm 2024 thành công rực rỡ

    (Xây dựng) – Ngày 18/7, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), các ngày lễ trọng đại của đất nước và của ngành Xây dựng năm 2024.

    10:40 | 19/07/2024
  • Xếp hạng 3 Di tích quốc gia đặc biệt

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích.

    09:29 | 19/07/2024
  • Tác phẩm “Công trình đại thế kỷ” về Sân bay Long Thành đạt giải Nhất Cuộc thi Ảnh nghệ thuật năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai cho biết đã tổ chức chấm công khai ảnh của các tác giả tham gia Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Đồng Nai năm 2024.

    22:29 | 18/07/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc nhà mái bổi ở huyện ven biển Kim Sơn

    (Xây dựng) – Ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình), một số gia đình vẫn còn lưu giữ được những ngôi nhà mái bổi với lối kiến trúc độc đáo, được làm từ cây cói đặc trưng của vùng ven biển. Những ngôi nhà này tuy mộc mạc, giản dị những rất gần gũi và mang đậm nét văn hóa riêng của đất và người Kim Sơn.

    15:56 | 17/07/2024
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại Cẩm Phả

    (Xây dựng) - Ngày 16/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức phiên họp thông tin báo chí thường kỳ có hai nội dung chính gồm: Các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); và phối hợp tổ chức vòng thi Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại thành phố Cẩm Phả.

    10:19 | 17/07/2024
  • Gần 48 tỷ đồng đầu tư, xây dựng công viên võ Bình Định

    (Xây dựng) – Lãnh đạo thành phố Quy Nhơn vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Bình Định xin chủ trương về việc thực hiện đề án cải tạo Công viên Thiếu nhi tỉnh mở rộng thành Công viên võ Bình Định.

    09:56 | 16/07/2024
  • Hà Nội: Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ” xác lập kỷ lục Việt Nam

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội, sáng 14/7, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ" với sự tham gia của 7.000 người. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2024 – 2029. Hoạt động đã được xác lập kỷ lục Việt Nam.

    16:11 | 15/07/2024
  • Bình Định: Khai mạc Lễ hội đường phố mang đặc trưng miền biển

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ các sự kiện Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024, Lễ hội đường phố đã chính thức được khai mạc vào chiều ngày 14/7 với chủ đề “Bình Định chào hè”.

    15:25 | 15/07/2024
  • Lễ hội Xe Fun Wheels Festival Hạ Long 2024

    (Xây dựng) - Lễ hội do UBND thành phố Hạ Long, Công ty Cổ phần OTV Truyền thông và Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam tổ chức. Diễn ra trong 2 ngày cuối tuần (13 và 14/7), lễ hội đã thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự. Đây là lễ hội xe lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và sẽ diễn ra thường niên tại thành phố di sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới.

    20:43 | 14/07/2024
  • Khai mạc Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    (Xây dựng) - Tối 13/7, Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ” khai mạc tại Quảng trường 2 tháng 4, thành phố Nha Trang. Hoạt động chính của lễ hội là chương trình trình diễn thi đấu ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) với sự góp mặt của 4 đội đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc và UAE.

    15:50 | 14/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load