Thứ ba 07/05/2024 05:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Duyên thầm cùng âm nhạc

08:00 | 07/02/2024

Con đường đến với âm nhạc của nhà báo Tào Khánh Hưng

Ngày 15/12/2023, Nhà báo - Phó TBT Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng, là 1 trong 3 nhạc sĩ sáng tác, được Hội Âm nhạc Hà Nội kết nạp làm Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội. Sáng 27/12, tại Lễ tổng kết công tác năm 2023 của Hội Âm nhạc Hà Nội, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội - Nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh, trao thẻ Hội viên chính thức cho tân nhạc sĩ Tào Khánh Hưng. Như vậy, từ thời điểm này, Nhà báo - Phó TBT Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng, bắt đầu bước chân lên con đường âm nhạc chuyên nghiệp của mình với tư cách một nhạc sĩ sáng tác.

Duyên thầm cùng âm nhạc
PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương trao giải Nhất cho ca khúc “Thương Anh” của tác giả Tào Khánh Hưng.

Tôi gọi con đường đến với âm nhạc của Tào Khánh Hưng như một "mối duyên thầm" - rất giống khi anh "bén duyên" cùng báo chí. Anh gần như không hề chọn lựa hai nghề này. Cả hai như là sự đưa đẩy của số phận để... "làm khổ" anh suốt chừng ấy đằng đẵng thời gian từ thuở thanh xuân 18 - đôi mươi, đến tận bây giờ. Bởi mỗi tác phẩm báo chí lẫn ca khúc âm nhạc đều phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt", nhọc nhằn, luôn canh cánh bên lòng mới có thể để lại chút ít tiếng thơm cho đời...

Vừa thi đỗ tốt nghiệp lớp 10 (hệ phổ thông 10 năm) xong, theo tiếng gọi của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, ngày 12/9/1982 chàng thanh niên Tào Khánh Hưng cùng hàng vạn thanh niên các tỉnh miền Bắc, miền Trung xung phong lên Công trường Xây dựng đập thủy điện Hoà Bình - Công trình thế kỷ, do Liên Xô giúp ta xây dựng.

Ngày ngày chứng kiến không khí lao động ngút trời của hàng chục vạn công nhân trên công trường, anh không thể không ghi chép lại những gì đang diễn ra trước mắt. Cũng hằng ngày, chưa bao giờ Tào Khánh Hưng lại được tiếp xúc với phóng viên báo chí đến công trường tác nghiệp nhiều đến vậy. Rồi qua họ, anh mạnh dạn gửi về các toà soạn báo - đài từng mẩu tin, bài viết của anh. Thật bất ngờ, hầu hết tin, bài viết của Tào Khánh Hưng được khá nhiều báo đài hồi đó sử dụng như Báo Nhân Dân, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Hà Nội mới, Báo Lao động, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Hà Sơn Bình... Chỉ thế thôi, khi công trình Thủy điện Hoà Bình kết thúc (lắp đặt xong 8 tổ máy phát điện), đầu năm 1992 Tào Khánh Hưng được chuyển công tác về Toà soạn Báo Hoà Bình (thời điểm đã tách tỉnh Hà Sơn Bình thành tỉnh Hoà Bình và Hà Tây) bởi đã miệt mài cộng tác, cống hiến rất nhiều tác phẩm báo chí thời gian đang trên công trường cho Toà soạn Báo này. Tại bệ phóng mới - Báo Hoà Bình, Tào Khánh Hưng thi vào học hệ chính quy Học viện Báo chí & Tuyên truyền - Khoa Báo Viết khoá 13 (1994 - 1998). Học xong, Tào Khánh Hưng trở lại về công tác tại báo Hoà Bình. Làm việc ở đây thêm 2 năm, đến năm 2000, khi Báo Xây dựng vừa thành lập thì TBT Kim Quốc Hoa lặn lội lên Toà soạn Báo Hoà Bình xin Tào Khánh Hưng về Báo Xây dựng công tác. Môi trường mới, như con thuyền được ra biển lớn, anh trưởng thành theo toà soạn, thành Phó TBT Báo Xây dựng như ngày nay.

Từ anh công nhân thợ hàn, thành nhà báo chuyên nghiệp, rồi một trong số cán bộ lãnh đạo của tờ Báo Xây dựng, Tào Khánh Hưng đâu ngờ cuộc đời mình có thể "xuôi chèo, mát mái" như vậy? Âu cũng từ "Duyên" cả...

Với âm nhạc, Tào Khánh Hưng vốn đam mê từ nhỏ. Nhưng do hoàn cảnh gia đình, anh khó lòng nuôi được ước mơ này. Thi thoảng Tào Khánh Hưng chỉ có thể vào mạng xã hội tìm đến các YouTube nghe nhạc, tìm hiểu khúc thức từng bài hát để thoả chí tò mò. Thế thôi. Nhưng như "mưa dầm thấm giọt", trái tim yêu âm nhạc cứ thôi thúc dần. Cho đến một ngày, vào những thời khắc lắng đọng tâm hồn, Tào Khánh Hưng nghêu ngao vài câu hát có vần có điệu thô sơ, không đầu không cuối. Chơi chơi thế thôi. Ai dè, khi tĩnh tâm ghi chép lại ca từ, ký âm các nốt nhạc, đã hiển hiện ra hình hài một bài hát khó tin trước mắt mình. Cứ như thế, bền bỉ không biết bao nhiêu năm tháng, cho đến cách đây khoảng 4 - 5 năm, Tào Khánh Hưng bắt đầu có ý thức sáng tác - soạn ca khúc.

Bài hát đầu tiên "trình làng" - ra công chúng (đứa con âm nhạc đầu lòng của Tào Khánh Hưng), có tên "NHỚ MẸ" (vào tháng 3/2018). Các khóa được nhạc sĩ Dương Đức Thụy phối khí, ca sĩ Hà Thơm trình bày. Trong bài có các câu ca từ khi nghe, bất kỳ ai cũng phải nao lòng: "Tháng Ba tu hú gọi bầy/ Lúa chiêm hẹn nắng về xây mùa vàng/ Con về nỗi nhớ miên man/ Chiều vương nắng nhạt chớm vàng chân mây…". Đúng là một nhà báo làm nhạc, hình ảnh chọn lọc kỹ càng, đầy tâm trạng, khít khao, không thừa không thiếu (như cụ Nguyễn Du từng viết: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ".

Cứ thế, Tào Khánh Hưng liên tục "đẻ" khá mắn. Có thể kể tên cả một list các bài đã đoạt giải trong các cuộc thi sáng tác ca khúc do nhiều Bộ - ngành - tỉnh tổ chức như: “ Tự hào cô giáo trẻ” - giải Ba (không có giải Nhất) do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; "Trở về nơi nguồn sáng" - tác phẩm được UBND tỉnh Hoà Bình tặng Bằng khen; "Ngọt ngào Hưng Yên" - giải Khuyến khích cuộc thi sáng tác về tỉnh Hưng Yên do UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức nhân kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh Hưng Yên (1831 - 2021), 80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh Hưng Yên; "Thương Anh" - giải Nhất cuộc thi viết về Lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm thành lập lực lượng cảnh sát PCCC & CHCN (Tác phẩm "Thương Anh" còn được Bộ Công an xếp loại C trong tuyển chọn những ca khúc hay về Bảo vệ an ninh Tổ quốc do Bộ Công an tuyển chọn); "Lặng thầm bước chân" - giải Khuyến khích cuộc thi viết về Bộ Tư lệnh cảnh vệ do Bộ Công an tổ chức; "Khát vọng Đại từ" - giải Nhất cuộc thi sáng tác về tỉnh Thái Nguyên; "Ngày Bác về" - giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi do tỉnh Yên Bái tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Yên Bái.

Ca khúc Tào Khánh Hưng luôn nằm lòng người nghe

Trước khi thành danh là "Nhạc sĩ" (12/2023), Nhà báo Tào Khánh Hưng chưa bao giờ là nhà thơ hay nhạc sĩ chuyên nghiệp, nhưng từ năm 2018 đến nay, anh đã cấp tập cho ra đời một số tác phẩm thơ - nhạc lôi cuốn người đọc cũng như khán thính giả khi được nhiều báo, đài phát thanh - truyền hình ở Trung ương lẫn địa phương in ấn, phát trực tiếp vào các dịp có sự kiện chính trị lớn của cả nước cũng như ở địa phương mà bài hát được ra đời từ chất liệu âm nhạc (khởi nguồn và thăng hoa) từ đấy. Đặc biệt nhất là Chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV, Chào mừng Khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (vào ngày khai mạc 26/01/2021): Ca khúc “Về Hà Nam anh nhé” của tác giả Tào Khánh Hưng. Đây là câu chuyện về quê hương người vẽ cờ Tổ quốc của Nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến, đã được chọn phát sóng cùng bài hát “Bài ca xuân 1969” (Thơ chúc Tết xuân Kỷ Dậu - 1969, của Chủ tịch Hồ Chí Minh) do Nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc. Rồi trong chương trình ca nhạc tri ân Liệt sỹ lúc 9 giờ 30 ngày 27/7/2021 của VOV, ca khúc “Cha ở đâu?” cũng của Tào Khánh Hưng, được hát vang cùng các ca khúc nổi tiếng khác như: “Cỏ non Thành Cổ” của Tân Huyền, “Bài ca không quên” của Phạm Minh Tuấn, “Miền xa thẳm” của Đức Trịnh, “Màu hoa đỏ” của Thuận Yến.

Tào Khánh Hưng đang nắm giữ sở trường loại ca khúc "địa phương ca". Anh đi đâu, về đâu chỉ thoáng chốc, hoặc 1 - 2 ngày ghé công tác, đã có cảm hứng và đầy ắp chất liệu để có thể cho ra đời một khúc ca ghi dấu về mảnh đất mình vừa đặt chân tới.

Vì thế, Tào Khánh Hưng viết ca khúc "Hải Dương quê em” bằng hai nguồn chất liệu là truyền thống lịch sử, văn hoá trên vùng đất xứ Đông cùng sự thăng hoa của cảm xúc về thiên nhiên, con người ở vùng quê này. Đó vừa là chất liệu văn chương vừa là chất liệu âm nhạc trong trái tim người nghệ sĩ.

Hoặc bài hát về cố đô - TP Huế, tác giả đã xuất thần ra nét nhạc cùng ca từ như: “Gió mênh mang đôi bờ Hương Giang/ Chiều xuống theo chuông chùa Thiên Mụ/ Xa xa thông xanh, núi Ngự Bình/ Mây lang thang đưa ai về Bạch Mã hoàng hôn”.

Một bức tranh thủy mặc rất đẹp: Dòng Hương Giang miên man gió, tiếng chuông Thiên Mụ mờ ảo trong sắc chiều thinh không, núi Ngự Bình thông xanh ngút ngàn tầm mắt, mây trời bảng lảng Bạch Mã hoàng hôn.

Ở đoạn điệp khúc vừa nghe, tác giả đã rút hết tấm lòng, cái tình của người để viết ra rồi, như chim yến từ máu thịt làm nên sự kết tinh vô giá của cái tổ yến nhỏ nhoi mà quý hơn vàng, bởi ngàn lần bổ dưỡng dâng đời.

Hơn nửa thế kỷ nay - từ ngày Bác Hồ “từ biệt thế giới này”, chúng ta đã nghe vô vàn bài hát rất hay ca ngợi công đức của Người đối với non sông, đất nước, dân tộc cũng như mỗi người dân Việt Nam. Thật khó hình dung, một tác giả không chuyên lần nữa có bài ca mới về Người, về quê hương Kim Liên (Nam Đàn) lay động tâm thức bao con tim. Đó là Tào Khánh Hưng - nhà báo yêu thơ, yêu nhạc, nhưng sáng tác ca khúc chỉ là công việc “tay trái” của anh.

“Chúng con về quê Bác Làng Sen/ Ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa/ Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối/ Bưởi trĩu cành, sắc tím những vồng khoai”. Câu thơ tả thực, nhưng có thể nói là “xuất thần” ở đoạn ca từ này là “Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối”. Sao tác giả không chọn “hoa sen” - loài hoa mà từ trước đến nay được trồng nhiều ngay Khu Di tích Kim Liên, lại đã trở thành “Quốc hoa” tiêu biểu rồi, để biểu đạt những gì về cuộc đời Bác có phải thuận lợi hơn không?

Rõ ràng, tác giả rất có ý thức “tránh xa” những khuôn phép, những hình ảnh đã được rất nhiều tác giả tiền bối sử dụng lâu nay. Nên “hàng râm bụt đỏ hoa” là hình ảnh thơ có thể nói là lần đầu hiện hữu trong thơ nhạc như là sự khai phá mới toanh, để thành một biểu trưng cực kỳ hợp lý khi chuyển tải nội hàm (thực tiễn) “tư tưởng Bác luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta”.

Cùng với đó là các hình ảnh thơ bình dị (đập vào mắt ta), không có gì khác lạ trên mọi quê hương, mọi nơi chốn: “Ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa”, “Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối/ Bưởi trĩu cành, sắc tím những vồng khoai”…

Khắc hoạ hình ảnh Lãnh tụ - Bác Hồ, luôn là rất khó vì dễ sa vào bẫy mòn sáo, nhưng Tào Khánh Hưng đã thành công trong hai bài hát nữa là "Về với biển Tuần Châu" và "Ngày Bác về (Yên Bái)". "Ngày Bác về" - Tác phẩm đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2023 của tỉnh Yên Bái với chủ đề: Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về thăm tỉnh Yên Bái và Học tập đạo đức, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lê Quang Vinh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Về với Điện Biên

    (Xây dựng) - Những ngày này, cả nước đang cùng hoà chung không khí nô nức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu” của quân - dân ta (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhạc sĩ - nhà báo Tào Khánh Hưng, Phó tổng biên tập Báo Xây dựng đã sáng tác ca khúc “Về với Điện Biên”. Đây là bài hát hưởng ứng cuộc vận động của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Ủng hộ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên” (lễ phát động ngày 14/5/2023); cùng “Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh Điện Biên phát động (19/3/2024).

  • Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân Hà Nội bằng công nghệ 3D mapping

    (Xây dựng) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

  • Khánh thành bức Phù điêu Bài ca chiến thắng ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Bức Phù điêu “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, cao 2,7m, rộng 3,7m, có điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, nhân dân các dân tộc Tây Bắc cầm cờ, hoa chào đón bộ đội Cụ Hồ.

  • Những Thủy tổ vùng đất thiêng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc, không chỉ được biết đến là cái nôi của Thủy tổ Quan họ (nơi có đền thờ Đức Vua Bà, người khai sinh ra làn điệu Dân ca Quan họ nổi danh năm Châu) mà ở vùng đất thiêng này, còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều Thủy tổ khác.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Khai hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 1/5, tại Cụm Di tích lịch sử Quốc gia Núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long, đã diễn ra khai mạc Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2024. Lễ hội nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Tuần Du lịch Hạ Long 2024, nhằm góp phần gìn giữ văn hóa tín ngưỡng và quảng bá, kích cầu du lịch địa phương.

  • Hải Phòng công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Khắc Cẩn

    (Xây dựng) - Tối 01/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Khắc Cẩn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load