Thứ ba 05/11/2024 11:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Duy trì, phát huy nét văn hóa độc đáo của người Khơmú

08:56 | 25/11/2019

(Xây dựng) - Nhằm góp phần bảo tồn, duy trì, phát huy và giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của người Khơmú, ngày 23/11, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam long trọng tổ chức chương trình “Âm nhạc của người Khơmú ở Nghệ An và Điện Biên” do các nghệ nhân Khơmú đến từ hai tỉnh Nghệ An và Điện Biên thực hiện.

duy tri phat huy net van hoa doc dao cua nguoi khomu
Trình diễn điệu múa thằm đao đao của người Khơmú ở Điện Biên.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, đại diện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết: Khơmú là một trong những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me. Ở miền Bắc Việt Nam, người Khơmú tập trung tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa và Nghệ An. Trong môi trường sống đó, âm nhạc của người Khơmú đã tồn tại và phát triển tương đối đa dạng, phong phú. Tại chương trình này, chúng ta sẽ được chứng kiến cách chế tác các loại nhạc cụ truyền thống, thưởng thức những lời ca, điệu múa của người Khơmú. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ có dịp giao lưu, hòa mình vào các điệu múa sạp, múa trống chiêng... với các nghệ nhân Khơmú.

Được biết, trong kho tàng văn nghệ dân gian, bên cạnh làn điệu dân ca tơm, người Khơmú còn sở hữu các thể loại nhạc cụ dân gian khá phong phú, độc đáo. Cùng với các dạng thức văn hóa khác, nhạc cụ dân gian và các hình thức diễn xướng của người Khơmú được xem như là một trong những yếu tố đặc trưng tộc người nổi bật nhất. Thông qua trình diễn âm nhạc, ta có thể nhận diện được sắc thái văn hóa riêng, phân biệt giữa họ với các tộc người láng giềng.

Tiếng sáo réo rắt, tiếng chiêng, tiếng trống vang khắp núi rừng có thể là những khúc độc tấu hoặc được hòa cùng các làn điệu dân ca và các vũ điệu dân gian. Dịp lễ tết, cưới xin, mừng nhà mới cũng có sự cộng hưởng của nhiều loại nhạc cụ và âm thanh sôi động nhất. Âm nhạc đã xua tan sự tĩnh lặng của núi rừng, giúp cuộc sống tươi vui, giảm bớt những mệt mỏi của con người sau những ngày lao động vất vả. Tuy nhiên, âm nhạc truyền thống của người Khơmú đang ngày càng ít hiện diện trong đời sống tinh thần của người Khơmú bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

duy tri phat huy net van hoa doc dao cua nguoi khomu
Hát mừng nhà mới của người Khơmú ở Nghệ An.

Vì vậy, chương trình “Âm nhạc của người Khơmú ở Nghệ An và Điện Biên” hy vọng sẽ mang lại cho khách tham gia nhiều điều mới lạ, thích thú và bổ ích về dấu ấn văn hóa của người Khơmú.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load