Thứ sáu 29/03/2024 22:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Du học nước ngoài nhìn từ trải nghiệm của Tiến sĩ Lê Quang Huy

17:39 | 26/08/2022

(Xây dựng) - Trong nhiều năm trở lại đây, làn sóng du học nước ngoài của học sinh- sinh viên Việt Nam tăng mạnh. Theo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, vào thời điểm trước đại dịch Covid 19 (cuối năm 2019), số lượng học sinh- sinh viên Việt Nam du học tại các nước trên thế giới là 190.000 người. Đi du học là mơ ước của nhiều bạn trẻ. Vậy, điều gì đã làm nên sức hút của du học nước ngoài và các bạn trẻ được gì, mất gì khi đi du học?

du hoc nuoc ngoai nhin tu trai nghiem cua tien si le quang huy
TS. Lê Quang Huy - người đã có 12 năm học tập và làm việc tại nước ngoài.

Nhân dịp các trường học ở Việt Nam chuẩn bị vào năm học mới, Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có bài phỏng vấn TS. Lê Quang Huy – người từng có 12 năm học tập và làm việc ở nước ngoài, trong đó có 6 năm du học tại Anh Quốc và 4 năm du học tại Nhật Bản. TS. Lê Quang Huy nhận bằng Tiến sĩ về công nghệ hóa học khi mới 27 tuổi.

PV: Chào TS. Lê Quang Huy! Anh có thể nói một chút về công việc hiện nay của mình được không?

TS. Lê Quang Huy: Xin chào bạn. Hiện tại mình đang làm việc tại Công ty Sika Vietnam, là Giám đốc các dự án trọng điểm toàn quốc của Công ty. Sika Vietnam là thành viên của Tập đoàn Sika Thuỵ Sĩ, hiện là tập đoàn lớn nhất thế giới về hoá chất xây dựng. Tại Việt Nam, Sika đã hoạt động hơn 30 năm với nhiều đóng góp trong các công trình xây dựng dân dụng cũng như giao thông trên cả nước.

PV: Được biết, anh đã có một thời gian dài đi du học ở nước ngoài. Anh có thể chia sẻ về quá trình học tập của mình được không?

TS. Lê Quang Huy: Hồi cấp 2 mình học chuyên Toán ở Trường Hà Nội - Amsterdam. Do có định hướng đi du học và cần chuẩn bị kỹ hơn về ngoại ngữ, nên khi lên cấp 3, mình đã thi đỗ và quyết định vào học khối chuyên Anh tại Trường THPT Chuyên ngoại ngữ thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mình bắt đầu đi du học vào cuối năm 2008 - khi tròn 16 tuổi. Khi đó mình vừa kết thúc học kỳ 1 của năm học lớp 11. Khi sang Anh, ban đầu mình học khóa A level (chương trình dự bị đại học- PV) tại một trường ở thành phố Cambridge. Sau khi kết thúc 5 học kỳ ở đây, mình được nhận vào học chương trình đại học và Thạc sỹ ngành công nghệ hóa học, tại Trường Đại học Imperial College (Đại học Hoàng gia London, là trường đại học thuộc TOP 5 trên thế giới- PV).

Sau khi hoàn thành chương trình Thạc sỹ tại Anh, mình sang Nhật Bản nhập học chương trình Tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology- một trong những trường đại học tốt nhất về khoa học kỹ thuật tại Nhật Bản- PV) và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ngành công nghệ hóa học vào năm 2019. Từ 2019 đến 2021 mình làm Kỹ sư Dự án cho một công ty về hóa học của Đức tại Nhật Bản, là Công ty BASF JAPAN. Đây là công ty thuộc Tập đoàn BASF, Đức. Sau khi về nước vào tháng 7/2021, mình làm việc cho Công ty SIKA Thụy Sĩ cho tới nay.

du hoc nuoc ngoai nhin tu trai nghiem cua tien si le quang huy
Anh Lê Quang Huy trong ngày nhận Thạc sỹ tại Anh Quốc năm 2014.

PV: Anh có thể chia sẻ về lý do khiến anh quyết định đi du học tại cả Anh Quốc và Nhật Bản được không?

TS. Lê Quang Huy: Về lý do đi Anh thì đơn giản lắm. Từ nhỏ mình đã đam mê nền văn hoá của Anh Quốc qua bóng đá, qua âm nhạc (nhóm The Beatles) và qua những quyển tiểu thuyết như Sherlock Holmes và Harry Potter. Mặc dù mơ ước đi du học ở Anh sớm là vậy nhưng phải đến năm lớp 11 khi nhận được học bổng đi du học ở bậc Dự bị đại học thì ước mơ đó mới trở thành hiện thực. Mình cũng đam mê ngành Hoá, nên cũng may mắn khi được nhận vào Trường Đại học Imperial College London, là 1 một trong 3 trường tốt nhất trên thế giới về ngành công nghệ Hoá học, bên cạnh Cambridge University (UK) và MIT (Mỹ).

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh, mình có kế hoạch học lên cao hơn và cảm thấy muốn thay đổi môi trường, vì vậy mình đã apply chương trình học bổng của Chính phủ Nhật Bản (MEXT). Trải qua các vòng thi và phỏng vấn, mình đã được nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản cho chương trình Tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Tokyo (Tokodai/Tokyo Institute of Technology).

Bây giờ nhìn lại, mình thấy đó là một quyết định đúng đắn. Thời gian ở Nhật đã tôi luyện cho mình tính kỉ luật và sự nghiêm túc trong công việc tại một môi trường nghiên cứu thuộc dạng khắc nghiệt nhất thế giới. Bên cạnh đó, việc được học tập và làm việc ở cả Anh và Nhật cũng khiến mình dung hoà được 2 nền văn hoá Đông - Tây.

Bật mí một chút, mình sang Nhật học Tiến sĩ chắc một phần cũng vì mình “có duyên” với Nhật Bản, bởi gia đình mình có sự gắn bó thân thiết với nước Nhật. Mẹ mình là PGS. TS. ngành ngôn ngữ văn hoá Nhật Bản và có rất nhiều hoạt động với Nhật Bản, còn 5 anh em họ bên ngoại của mình đều đã hoặc đang du học tại Nhật. Khi còn rất nhỏ, mình cũng đã từng được sang Nhật 2 lần.

PV: Một trong những cản trở lớn nhất đối với các sinh viên khi đi du học nước ngoài là vấn đề ngôn ngữ. Với vấn đề này anh có gặp khó khăn gì không?

TS. Lê Quang Huy: Mình sử dụng tốt cả tiếng Anh và tiếng Nhật. Tiếng Anh thì mình đã học từ nhỏ, thậm chí khi đi du học, mình từng nhiều năm “tranh thủ” dạy luyện thi TOEFL và IELTS cho học sinh - sinh viên nước ngoài tại Anh và sinh viên Nhật tại Nhật.

Tiếng Nhật thì khi sang Nhật mình mới học một khoá tiếng Nhật khoảng 3 tháng trước khi làm nghiên cứu sinh. Khi bắt đầu học chương trình Tiến sĩ, tiếng Nhật của mình còn chưa tốt lắm, nhưng mình đã cố gắng duy trì vừa nghiên cứu vừa tự học thêm nên tiếng Nhật đã cải thiện được nhiều. Trước khi nhận bằng Tiến sĩ, mình đạt trình độ N2 tiếng Nhật là bậc 4 trong 5 bậc đánh giá tiếng Nhật. Sau này khi đi làm tại Nhật và sử dụng 100% tiếng Nhật ở công ty thì lúc đó tiếng Nhật của mình mới có cơ hội tốt hẳn lên.

Thực ra không có tiếng Nhật cũng có thể hoàn thành Luận án Tiến sĩ tại Nhật Bản vì mình làm Luận án bằng tiếng Anh, và không có tiếng Nhật vẫn có thể làm việc tốt. Nhưng khi đi du học và làm việc ở nước ngoài thì việc biết tiếng bản địa là lợi thế, nên mình cũng cố gắng tự động viên bản thân để học thêm. Quả thật là việc sử dụng tốt cả tiếng Anh và tiếng Nhật cũng mang lại cho mình nhiều cơ hội và thuận lợi trong cuộc sống cũng như công việc sau khi tốt nghiệp.

du hoc nuoc ngoai nhin tu trai nghiem cua tien si le quang huy
Anh Lê Quang Huy trong đợt thực tập tại Công ty Idenmitsu khi đang học Tiến sĩ tại Nhật Bản.

PV: Mọi người nói nhiều về những lợi ích khi đi du học. Vậy cá nhân anh thấy mình có được những gì từ việc đi du học?

TS. Lê Quang Huy: Về những cái được thì nhiều chứ! Khi đi du học, mình được học kiến thức, được tiếp xúc và tôi luyện bản thân trong môi trường học thuật, nghiên cứu tiên tiến. Bên cạnh đó, mình cũng được trải nghiệm nhiều nền văn hoá mới, có những mối quan hệ với những người bạn đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài ra, việc đi du học từ nhỏ cũng giúp cho mình sống tự lập và có kinh nghiệm xử lý nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống nữa.

PV: Những khó khăn, vất vả khi đi du học như thế nào, anh có thể chia sẻ với bạn đọc không ạ?

TS. Lê Quang Huy: Đi du học và sống một mình ở quốc gia khác cũng có nhiều thử thách. Bản thân mình xa gia đình từ khi tương đối nhỏ, phải tự giải quyết nhiều thứ từ học tập, làm việc đến sinh hoạt hằng ngày nên lúc đầu chưa quen và cảm thấy khá là khó. Mình tin là những bạn nào xa nhà từ nhỏ đều có chung suy nghĩ như vậy.

Đối với bản thân mình, mình còn trải qua những chuyện sốc. Ví dụ khi mình sang Anh được khoảng 1 năm (tức là lúc mình 17 tuổi), một người bạn thân nằm ngay cạnh phòng mình ở ký túc xá bị đột quỵ giữa đêm, chính mình là người phát hiện ra anh ấy và kịp gọi cấp cứu. Còn một người bạn thân khác thì không may mắn như vậy, và bạn ấy đã mất vì tai nạn giao thông khi bị xe bus đâm vào ở London (Anh). Những chuyện đó xảy ra khi mình còn nhỏ và không có gia đình ở bên, khiến mình bị tác động rất mạnh. Và điều đó cũng khiến mình cảm thấy trân trọng cuộc sống và gia đình hơn.

Sau này, khi đi làm Tiến sĩ, cũng có đợt mình làm trong phòng nghiên cứu đến 15-16 tiếng/ngày, có những đợt áp lực đến rụng cả tóc (cười). Ý mình muốn nói đến những áp lực trong học tập và nghiên cứu.

Bây giờ thì mình về nước được một năm rồi, nhưng lại trải qua một thử thách khác là làm quen với xã hội Việt Nam sau 1 thời gian rất dài sống xa nhà. Mình nghĩ đây cũng là một khó khăn chung đối với những người trở về nước sau một thời gian dài sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

du hoc nuoc ngoai nhin tu trai nghiem cua tien si le quang huy
Anh Lê Quang Huy (hàng trên bên phải) khi chơi bóng cùng các bạn tại Anh.

PV: Khi đi du học, việc học tập, nghiên cứu bận bịu như vậy, anh và các bạn có thời gian để tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, giải trí không?

TS. Lê Quang Huy: Có chứ! Các trường học ở Châu Âu và Nhật Bản đều có nhiều hoạt động văn hóa-thể thao. Mình thích bóng đá và đàn hát, nên khi ở Anh, mình cũng thường xuyên đá bóng với các đội và còn lập hẳn một nhóm nhạc sinh viên quốc tế. Khi sang Nhật, mình cũng vẫn chơi thể thao, thỉnh thoảng đi hát karaoke, đi du lịch với bạn bè. Tuy nhiên, ở Nhật thì mình ít thời gian hơn vì phải nghiên cứu nhiều và hay phải viết bài, đi báo cáo, thuyết trình tại các hội thảo chuyên ngành ở Nhật Bản và các nước khác.

PV: Anh thấy những kinh nghiệm/thành quả khi đi du học áp dụng như thế nào đối với công việc của anh?

TS. Lê Quang Huy: Về cơ bản, mình thấy việc được học tập và làm việc ở nước ngoài sẽ đem lại rất nhiều điều tốt đẹp cho sự phát triển của một cá nhân, thông qua những mặt sau:

Thứ nhất là về kiến thức chuyên môn. Cái này thì quá rõ rồi. Với việc đi du học tại những quốc gia phát triển và sau đó được làm việc tại những tập đoàn lớn trên thế giới, chúng ta có thể được tiếp cận và học hỏi những công nghệ và kiến thức mới nhất, nếu biết tận dụng cơ hội.

Thứ hai là về ngoại ngữ. Điều này cũng rất quan trọng khi Việt Nam ngày càng mở rộng cửa với các nhà đầu tư nước ngoài. Giỏi kiến thức chuyên môn là một chuyện, nhưng giỏi kiến thức chuyên môn kèm với ngoại ngữ sẽ mở ra vô vàn cánh cửa về sự nghiệp cho các bạn trẻ sau này.

Thứ ba là kĩ năng mềm trong ứng xử, giao tiếp với những nét văn hoá khác nhau. Mỗi quốc gia có một hệ quy chiếu về văn hoá và cách giao tiếp, ứng xử riêng. Những điều mình cho là đúng và đương nhiên ở Việt Nam, chưa chắc đã là đúng với thế giới. Ngược lại, những thứ rất bình thường ở phương Tây, có thể trở nên lố bịch khi đem về phương Đông. Thậm chí, ngay ở trong cùng một quốc gia thì văn hoá của từng tỉnh thành cũng khác nhau. Vì vậy, nếu thích nghi được với những môi trường khác nhau, học được cách tôn trọng những nền văn hoá khác nhau, thì điều đó sẽ giúp ích rất nhiều khi sau này làm việc trong một môi trường đông người, đặc biệt là môi trường quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ, mình đã đi làm ở 2 công ty đa quốc gia, tại 2 đất nước khác nhau. Tại những công ty như vậy, mình thấy rõ sự khác biệt giữa nhiều nền văn hoá hoặc sự khó khăn bởi rào cản ngôn ngữ có thể cản trở công việc như thế nào! Thật may mắn là những trải nghiệm của mình sau nhiều năm sống ở nước ngoài đã giúp mình “mở khoá” nhiều tình huống khó.

du hoc nuoc ngoai nhin tu trai nghiem cua tien si le quang huy
Anh Lê Quang Huy trong một buổi thuyết trình tại hội thảo khi học Tiến sĩ ở Nhật Bản.

PV: Anh có những chia sẻ gì với các bạn trẻ đang quan tâm đến việc đi du học không?

TS. Lê Quang Huy: Trong khoảng thời gian 1-2 năm trở lại đây, do đại dịch Covid-19, mình nhận thấy xu hướng đi du học và làm việc tại nước ngoài giảm mạnh. Suy cho cùng, học trong nước cũng tốt, ở nước ngoài cũng tốt. Việt Nam chúng ta cũng có nhiều trường đại học chất lượng với đội ngũ giáo viên giỏi. Tuy nhiên, nếu có cơ hội thì mình nghĩ các bạn trẻ nên đi du học dù chỉ là một khoảng thời gian ngắn, vì điều đó sẽ mở mang suy nghĩ và đem lại những giá trị vô hình vô cùng to lớn mà không thể đong đếm được bằng con số. Cũng cần xác định là khi đi du học thì ngoài việc học tập ở trường, việc tìm hiểu văn hóa, trải nghiệm cuộc sống cũng là rất cần thiết. Và một điều quan trọng nữa là các bạn trẻ khi đi du học và sống một mình ở nước ngoài, cần chuẩn bị tâm thế vững vàng, luôn sẵn sàng đối mặt với các khó khăn, thử thách, thậm chí là cả những biến cố của cuộc đời.

PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của anh.

TS. Lê Quang Huy thuộc thế hệ 9X, sinh ra trong một gia đình hiếu học (cả bố và mẹ anh đều là tiến sỹ và từng học tập tại nước ngoài). Từ nhỏ, TS. Huy đã từng có những thành tích cao trong học tập. Khi đi nước ngoài du học, anh cũng có nhiều thành quả được ghi nhận. Dưới đây là một số ví dụ về các giải thưởng mà anh đã nhận được trong thời gian đi du học nước ngoài.

- Huy chương vàng kỳ thi Toán UKMT Challenge (toàn quốc) bậc Trung học phổ thông và Dự bị Đại học, Vương quốc Anh, 2009;

- Giải thưởng sinh viên xuất sắc, tháng 3/2016, của Hiệp hội Công nghệ hóa Nhật Bản cho Nghiên cứu: "Độ ổn định của hạt chitosan hydrogel được gắn phân tử nano sắt";

- Giải thưởng sinh viên xuất sắc, tháng 9/2016, của Hiệp hội Công nghệ Hóa Nhật Bản cho Nghiên cứu "Độ nở và khả năng hấp phụ của chất chitosan hydrogel trong hệ thống kích hoạt CO2 hai chiều";

- Báo cáo xuất sắc được lựa chọn trình bày tại Hội thảo Công nghệ Hóa học toàn cầu (AlChE), tháng 10/2017 tại Minneapolis, Mỹ;

- Giải thưởng báo cáo viên xuất sắc, tháng 8/2017 tại Hội thảo quốc tế về công nghệ nước và khoa học biển lần thứ 5, thành phố Fukuoka, Nhật Bản cho nghiên cứu "Phân tích hợp chất chitosan hydrogel với độ bền cao trong acid, được kích hoạt bởi khí CO2";

- Giải thưởng sinh viên xuất sắc nhất, tháng 9/2017, của Hiệp hội Công nghệ hóa Nhật Bản cho nghiên cứu "Hệ thống xử lí nước thải nhiễm thuốc nhuộm được kích hoạt bởi khí CO2 qua phương pháp hấp phụ", tại Hội thảo Công nghệ hóa học mùa thu lần thứ 49, Đại học Nagoya, Nhật Bản);

- Giải thưởng sinh viên xuất sắc, 9/2018, từ Hiệp hội Công nghệ Hóa Nhật Bản tại Hội thảo Công nghệ hóa học mùa thu lần thứ 50, Đại học Kagoshima, Nhật Bản cho nghiên cứu: "Thiết kế thống xử lí nước thải dược phẩm được kích hoạt bởi khí CO2".

Là một 9x có nhiều thành tích đáng nể về học tập và nghiên cứu như vậy, nhưng TS. Huy hoàn toàn không gây cảm giác là một người “mọt sách”. Anh là người cởi mở, bang giao, yêu thể thao- nghệ thuật và tham gia nhiều hoạt động xã hội. Hi vọng là các chia sẻ của TS. Lê Quang Huy về việc du học tại nước ngoài sẽ giúp các bạn trẻ có thêm những hiểu biết và cảm hứng cho việc học tập của bản thân.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong ngành Điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) - Ngày 28/3, tại Hà Nội, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) - Đan Mạch, phối hợp với trường Điện – Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp ngành điện gió ngoài khơi”. Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ toàn diện về tiềm năng phát triển nghề nghiệp của nhân sự Việt trong ngành Điện gió ngoài khơi, một lĩnh vực khá mới mẻ và hiện đang trong giai đoạn tương đối sơ khai của Việt Nam.

  • Quảng Nam: Tiến độ dự án trường học 61 tỷ đồng được điều chỉnh thời gian hoàn thành

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa, huyện Quế Sơn từ năm 2019-2024 và yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh (chủ đầu tư) có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Quế Sơn tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

    (Xây dựng) - Đã có hàng trăm doanh nghiệp lớn trên thế giới, hàng nghìn trường học, tổ chức phát triển bền vững triển khai và nhân rộng mô hình có tên SPIRE - bao gồm 5 yếu tố mang lại hạnh phúc nội tại cho mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, TH School cùng Tập đoàn TH là những tổ chức tiên phong áp dụng SPIRE như một giải pháp tổng thể giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhân viên và cộng đồng khám phá hạnh phúc đích thức và phát triển bản thân mỗi ngày.

  • Quảng Ninh: Gấp rút hoàn thành xây dựng trường THPT chất lượng cao thứ hai của thành phố Hạ Long

    (Xây dựng) - Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tranh thủ mùa khô gấp rút thi công để hoàn chỉnh phần thô, hạng mục ngoại thất công trình xây dựng trường THPT Ngô Quyền ở phường Hà Khánh. Đây là ngôi trường thứ hai của thành phố xây dựng theo Đề án đầu tư 22 trường THPT chất lượng cao của Quảng Ninh, giai đoạn 2022-2025.

  • Tuyên Quang: Đẩy nhanh tiến độ thi công trường THPT Chuyên

    (Xây dựng) - Trong những ngày qua, các đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, máy móc để đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án xây dựng trường THPT Chuyên Tuyên Quang tại địa điểm mới. Quyết tâm đưa công trình trọng điểm này vào sử dụng trước thềm năm học mới 2024 - 2025.

  • Thái Nguyên: Lý do Dự án xây dựng trường THPT Lý Nam Đế chưa được đưa vào sử dụng

    (Xây dựng) – Lý giải về việc Dự án đầu tư xây dựng trường THPT Lý Nam Đế tại phường Tân Hương (thành phố Phổ Yên) được phê duyệt năm 2017 nhưng cho đến nay vẫn chưa xây dựng xong, UBND thành phố Phổ Yên cho biết là do dự án điều chỉnh, bổ sung quy mô đầu tư một số hạng mục để đảm bảo đầu tư đồng bộ các hạng mục công trình, cơ sở vật chất đủ điều kiện đáp ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy.

Xem thêm
  • Lễ hội Hạnh phúc TH School 2024 - Nơi khám phá hạnh phúc đích thực

    (Xây dựng) - Sự kiện Lễ hội Hạnh phúc - TH School Happiness Day 2024, với chủ đề “Nơi hạnh phúc bừng nở - Where happiness blooms”, do thầy và trò hệ thống Trường TH School tổ chức vừa tưng bừng diễn ra trong ngày hôm nay (16/3). Nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa - nghệ thuật - thể thao - trò chơi trí tuệ - ẩm thực quốc tế… đã mang tới “bữa tiệc đa giác quan” cho hơn 1.600 người tham gia, khám phá niềm vui hạnh phúc và sự gắn kết tình thân.

    06:41 | 17/03/2024
  • Trung tâm đào tạo cơ điện HTS - Nơi đào tạo chuyên nghiệp MEP và ứng dụng vào thực tiễn công việc

    (Xây dựng) - Trung tâm đào tạo cơ điện HTS là một trong những trung tâm đào tạo lĩnh vực cơ điện chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đặc biệt là khu vực TP. HCM. Với gần 10 năm hoạt động, trung tâm đã cung cấp hơn 2.000 học viên cho thị trường xây dựng cả nước. Trong số đó, nhiều bạn hiện đang là kỹ sư, quản lý cơ điện tại nhiều công ty lớn tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

    09:21 | 13/03/2024
  • Agribank cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh Giáo dục tài chính

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Agribank tích cực chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình Giáo dục tài chính để học sinh, sinh viên có hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số như hiện nay.

    16:57 | 12/03/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Đào tạo khóa cao học đầu tiên chuyên ngành kỹ thuật xây dựng

    (Xây dựng) - Trường Đại học Xây dựng Miền Tây - Bộ Xây dựng vừa tổ chức khai mạc Hội đồng bảo vệ đề cương chi tiết cho 30 học viên cao học khóa I (2022-2024) chuyên Kỹ thuật xây dựng. Tham dự buổi lễ có: TS. Trương Công Bằng – Phó Hiệu trưởng, TS. Đỗ Thị Mỹ Dung – Trưởng Khoa Xây dựng, các cán bộ giảng viên tham gia Hội đồng đánh giá đề cương, cán bộ hướng dẫn khóa học, đại diện lãnh đạo các phòng chức năng, trung tâm và 30 học viên cao học khóa I.

    16:09 | 10/03/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Nhiều học sinh tham quan tư vấn tuyển sinh

    (Xây dựng) - Ngày 10/3, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây - Bộ Xây dựng tham gia ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 tại Trường Đại học Cần Thơ do Báo Tuổi trẻ tổ chức. Sự kiện đã thu hút được sự quan tâm của hàng nghìn thí sinh cùng phụ huynh từ các tỉnh thành miền Tây và đông đảo các trường đại học, cao đẳng, các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài.

    16:00 | 10/03/2024
  • Sẽ thành lập Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả

    (Xây dựng) - Sáng 7/3, tại Đà Nẵng, Tập đoàn Đèo Cả và trường Đại học Đông Á chính thức ký kết thoả thuận hợp tác về đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, cụ thể hoá việc thành lập Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả dự kiến trong tháng 4/2024 sắp đến. Mục tiêu hợp tác nhằm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn Đèo Cả và cho ngành Giao thông Vận tải dựa vào khả năng, thế mạnh của các bên về năng lực, kinh nghiệm, nguồn lực, cơ sở vật chất.

    20:24 | 07/03/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây đạt Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (Chu kỳ 2)

    (Xây dựng) – Trường Đại học Xây dựng Miền Tây (Bộ Xây dựng) vừa mới tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2). Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Quang Giao - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng Giáo dục, Đại học Đà Nẵng đã trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cho trường Đại học Xây dựng miền Tây.

    17:06 | 07/03/2024
  • Vĩnh Phúc: Khởi công dự án trường THCS chất lượng cao huyện Tam Dương

    (Xây dựng) – Sáng 6/3, UBND huyện Tam Dương tổ chức khởi công Dự án trường THCS chất lượng cao huyện Tam Dương. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Tam Dương lần thứ 31, nhiệm kỳ 2025-2030.

    17:37 | 06/03/2024
  • Khởi công trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm tại Meyhomes Capital Phú Quốc

    (Xây dựng) - Trường liên cấp đầu tiên tại Phú Quốc - Meyschool Đoàn Thị Điểm đã được khởi công ngày 1/3/2024 với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Trường dự kiến đón 1.500 học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở của thành phố đảo Phú Quốc từ năm 2026.

    15:11 | 04/03/2024
  • Khởi công dự án Trạm đọc Măng Non tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

    (Xây dựng) – Mới đây, INSEE Việt Nam đã phối hợp cùng Lãnh đạo xã Bình Trị (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) tổ chức Lễ Khởi công dự án Trạm đọc Măng Non tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) Bình Trị. Đây là dự án Quán quân Cuộc thi INSEE Prize 2022 từ nhóm thí sinh Trường Đại học Quốc gia – Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

    09:14 | 29/02/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load