Ông Nguyễn Văn Thuyên ở thôn Chu Mẫu trình bày sự việc.
Cụ thể, về mặt thủ tục, việc thu hồi đất của người dân thôn Chu Mẫu sẽ tiến hành sau quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, việc kê khai diện tích đất sử dụng, kiểm kê tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo các Điều 52 Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
“1. Phương án tổng thể được xét duyệt. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu hồi”.
“Sau khi có quyết định thu hồi đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kê khai, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất” (Điều 55 Nghị định 84/2007/NĐ-CP).
Trường hợp trên khu đất thu hồi có diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì “Không qúa 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh, UBND huyện quyết định thu hồi diện tích đất cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân.” (Khoản 11 Điều 2 Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai).
“Quyết định thu hồi đất cụ thể phải được gửi đến người có đất bị thu hồi và được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi trong suốt thời gian kể từ ngày UBND cấp xã nhận được quyết định đến thời điểm kết thúc việc thu hồi”. (Khoản 3 Điều 53 Nghị định 84/CP).
Còn về quyền lợi của người dân, luật sư Nam cho hay: “Căn cứ vào Điều 48 Nghị định 84/2007/NĐ-CP thì khi người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp mà không được bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì họ có quyền nhận bồi thường bằng đất làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp. Nếu không nhận loại đất này họ có quyền nhận đất ở tại khu tái định cư hoặc tại vị trí trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch, hoặc tại chỗ. Mức đất theo quy định của UBND tỉnh. Giá đất bằng giá loại đất nông nghiệp đã bị thu hồi cộng với chi phí đầu tư hạ tầng. Những người diện tích nhỏ hơn thì nhận tiền đền bù và hỗ trợ học nghề .”
Theo Chỉ thị 05 ngày 22/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục yếu kém, sai phạm trong tổ chức thi hành Luật Đất đai thì khi quy hoạch KCN, khu dân cư nông thôn... cần chú ý dành quỹ đất cho tái định cư tại chỗ. Không được cưỡng chế khi chưa giải quyết chỗ tái định cư cho dân. |
Theo Chỉ thị 05 ngày 22/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục yếu kém, sai phạm trong tổ chức thi hành Luật Đất đai thì khi quy hoạch KCN, khu dân cư nông thôn... cần chú ý dành quỹ đất cho tái định cư tại chỗ. Không được cưỡng chế khi chưa giải quyết chỗ tái định cư cho dân.
Như vậy, người dân ở thôn Chu Mẫu chỉ được nhận đồng đều mức giá đền bù 50 nghìn đồng/m2, rồi lại phải mua lại diện tích đất dịch vụ với giá cao hơn đến 50 lần; những hộ bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp mà không được đền bù bằng đất ở là điều hết sức vô lý và thiệt thòi. Giả sử những hộ này được đảm bảo quyền lợi, được nhận đất ở tại chỗ thì đã không xảy ra nghịch cảnh người dân mất đất lại càng thêm mất đất. Dự án vì lợi ích của dân lại làm dân nghèo thêm.
Dẫu biết quyền lợi của mình không được bảo vệ. Nhưng vì miếng cơm manh áo, đa phần người dân không có điều kiện đi kêu cứu nên đành phó mặc. Họ chỉ hy vọng mong manh rằng một ngày nào đó “trên” phát hiện ra sự sai này và họ được nhận lại quyền lợi thì tốt biết mấy.
Người phó mặc thì vậy, còn người tích cực đấu tranh chống sai phạm thì sao? Tiếng kêu của họ thấu đến đâu? Ông Nguyễn Văn Thuyên ở thôn Chu Mẫu - người có hơn 1.300m2 đất nông nghiệp bị thu hồi ở dự án này thì rưng rưng nước mắt, ngậm ngùi: “Nhà tôi không còn tý ruộng nào để canh tác nữa. Tôi chưa nhận tiền đền bù. Tôi rất ủng hộ dự án, nhưng phải đúng. Thế nhưng tôi thấy cái sai trong việc thực hiện dự án này ngày một nhiều thêm. Ngoài cái sai trước khi có Quyết định số 728 ra thì ngay mới đây thôi, trong khi khiếu nại của tôi chưa được xem xét thì ngày 18/9/2008, Chủ tịch UBND xã Vân Dương ra Quyết định số 61/QĐ-CT và ngày 30/9/2008, Chủ tịch UBND TP Bắc Ninh lại ra Quyết định số 2091/QĐ-UB cưỡng chế phá dỡ nhà tạm, san ủi lấy đất của tôi giao cho người khác sử dụng. Nghiêm trọng hơn họ bắt giữ vợ và hai con tôi trái phép. Ngày 9/1/2009, chúng tôi may mắn được làm việc với Thanh tra TP Bắc Ninh. Song đáng tiếc, cán bộ tiếp dân lại nói việc khiếu kiện này không thuộc TP Bắc Ninh”.
Điều 54 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định: Trường hợp kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải huỷ bỏ quyết định đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định trái pháp luật này gây ra. |
Điều 54 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định: Trường hợp kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải huỷ bỏ quyết định đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định trái pháp luật này gây ra.
Tuy nhiên cán bộ này cũng không hướng dẫn cho ông Thuyên biết phải đi đâu mới đúng thẩm quyền theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày
Việc thực hiện dự án rõ ràng là không đúng quy định pháp luật. Quyền lợi người dân không được đảm bảo. Ý nghĩa cao đẹp của mục đích thực hiện dự án không thành. Vậy trách nhiệm của những người để xảy ra sai phạm này đến đâu? Luật sư Trần Đình Triển - Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “Căn cứ điều 141 Luật Đất đai năm 2003 quy định về xử lý đối với người quản lý vi phạm pháp luật về đất đai thì việc để ra sai phạm này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Không loại trừ là cán bộ xã hay huyện”.
Tú Anh
Theo baoxaydung.com.vn