Thứ hai 06/01/2025 01:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Đồng bằng sông Cửu Long: Hợp tác phát triển khai thác tài nguyên du lịch đường sông

14:01 | 01/12/2024

(Xây dựng) – Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đường sông và công bố tuyến du lịch đường sông kết nối TP.HCM - ĐBSCL”.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hợp tác phát triển khai thác tài nguyên du lịch đường sông
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng phát biểu tại Tọa đàm.

Tài nguyên du lịch đường sông quý giá

Tại buổi tọa đàm, các diễn giả, các hãng lữ hành đánh giá cao tài nguyên du lịch đường sông. Theo thông tin Sở Du lịch TP.HCM, TP.HCM có 135 tài nguyên phục vụ du lịch đường thủy. Với lợi thế 04 tuyến sông chính là Sài Gòn, Đồng Nai, Lòng Tàu và Soài Rạp chảy qua tạo ra mạng lưới đường thủy kết nối với các tỉnh lân cận: Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu và đặc biệt là ĐBSCL. TP.HCM vừa có thể khai thác giao thông vận tải đường thủy vừa có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch đường thủy nội địa, mạng lưới giao thông thủy khá phát triển, với tổng chiều dài có khả năng khai thác giao thông vận tài đường thủy bao gồm 101 tuyến với tổng chiều dài là 913km.

Vùng ĐBSCL nổi bật với hệ thống kênh rạch dày đặc, là nơi lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái và khám phá văn hóa sông nước, chợ nổi như: Cái Bè-Tiền Giang, Cái Răng-Cần Thơ, Phong Điền-Cần Thơ, Ngã Bảy-Hậu Giang… Nhiều khu vực sông nước ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng, là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm như: Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng (Kiên Giang), Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (TP.HCM)… không chỉ là những điểm du lịch sinh thái nổi tiếng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên.

Với tiềm năng như vậy, những năm qua, nhiều địa phương đã bước đầu chú trọng phát triển du lịch đường sông và đạt được những thành công nhất định, điển hình như: Du lịch trên dòng sông Vàm Cỏ (Long An), sông Tiền (Tiền Giang), sông Cổ Chiên (Vĩnh Long), sông Hàm Luông (Bến Tre), sông Hậu (An Giang-Cần Thơ), sông Sài Gòn - sông Soài Rạp - sông Nhà Bè (TP.HCM)… Đặt biệt, tại TP.HCM hiện khai thác gần 60 tuyến du lịch đường thủy tầm ngắn (độ dài tuyến dưới 10km), tầm trung (độ dài tuyến dưới 60km), tầm xa (độ dài tuyến trên 60km).

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc cho rằng: “Nằm ở cực Nam của Việt Nam, thuộc hạ lưu sông Mekong và 9 đường rẽ của nó chảy vào biển Đông, vùng ĐBSCL được đánh giá là vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa màu mỡ thẳng cánh cò bay, những rặng dừa xanh mướt và hệ thống sông ngòi, kênh rạch kết nối liên thông với hàng chục cửa sông lớn chảy ra biển, rất thích hợp cho phát triển du lịch cộng đồng và du lịch đường sông…”.

Du lịch đường sông còn nhiều dư địa đầu tư phát triển và khai thác

Phát biểu chào mừng Tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cho biết: “Du lịch đường sông là một trong các loại hình du lịch thu hút khách du lịch trong những năm gần đây. Loại hình này đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, làm phong phú thêm các loại hình du lịch, từ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm đến du lịch lịch sử và văn hóa thông qua trải nghiệm vẻ đẹp của thiên nhiên, hệ sinh thái và hệ thống di sản văn hóa ven sông. Việc phát triển du lịch đường sông sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, như: cảng du lịch, bền tàu và các khu vực xung quanh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhiều địa phương đã tập trung phát triển loại hình này khá hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn nhất định. Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng đến nay, du lịch đường sông TP.HCM và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL được đánh giá là phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện chưa có nhiều tour du lịch đường sông được khai thác...

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng thông tin cho biết: “Trong nhiều năm qua, nhằm thu hút khách du lịch và tăng sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh của các điểm đến phía Nam, TP.HCM và các tỉnh thành ĐBSCL đã liên kết, hợp tác xây dựng nhiều sản phẩm liên kết giữa TP.HCM với vùng ĐBSCL, góp phần gia tăng lượng khách đến với vùng ĐBSCl. Tuy nhiên, các sản phẩm liên tuyến chủ yếu vẫn là sản phẩm trải nghiệm bằng đường bộ, chưa phát huy lợi thế sông nước của vùng ĐBSCL.

Nhằm phát huy thế mạnh sông nước và văn hóa sông nước của vùng trong xây dựng các sản phẩm, UBND TP.HCM đã hành kế hoạch về phát triển sản phẩm du lịch đường thủy TP.HCM, trong đó có định hướng xây dựng các sản phẩm tầm trung và tầm xa TP.HCM đi các tỉnh lân cận và ngược lại. Thực hiện định hướng đó, trong thời gian qua, Sở Du lịch TP.HCM đã tổ chức đoàn khảo sát tuyến điểm du lịch đường sông kết nối TP.HCM với 9 tỉnh, thành ĐBSCL, gồm: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Trà Vinh và Bến Tre, để đánh giá thực trạng cầu bến, các cơ sở dịch vụ du lịch và tuyến du lịch dọc tuyến sông, nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đường sông chất lượng cao và đa dạng. Chuyến khảo sát là cơ sở để Sở Du lịch TP.HCM có cái nhìn tổng quan về tiềm năng và thách thức khi khai thác, mở rộng các tuyến du lịch, đồng thời ghi nhận ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp du lịch để đưa ra những đề xuất phù hợp…”.

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cũng nhận định như vậy. Thực tế cho thấy, những năm qua, nhiều địa phương đã chú trọng phát triển du lịch đường sông với những chương trình du lịch điển hình là tham quan miệt vườn sông nước và di tích lịch sử, văn hóa ven sông. Bên cạnh đó, hình thành những tuyến du lịch đường sông liên vùng, kết nối giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL với TP.HCM.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hợp tác phát triển khai thác tài nguyên du lịch đường sông
Du thuyền chợ nổi Cái Răng.

“Để kết nối du lịch TP.HCM - Trung tâm phân phối khách của cả vùng phía Nam với cả nước và quốc tế với các tỉnh thành ĐBSCL thì đường sông cũng được xem là tuyến du lịch chủ đạo để đưa du khách đến với các điểm du lịch, do đó, tôi đề nghị trong thời gian tới, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần nghiên cứu, đưa ra giải pháp nhằm phát triển hiệu quả du lịch đường sông, sản phẩm du lịch đặc thù của vùng theo định hướng đã được phê duyệt tại Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể là tập trung phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ sinh thái sông nước, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch biển, đảo, di tích lịch sử vân hóa cùng các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng riêng của vùng như: du lịch sông nước miệt vườn, tìm hiểu di sản văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, vui chơi giải trí và tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: An Giang-Đồng Tháp-Long An; Tiền Giang-Bến Tre-Trà Vinh-Sóc Trăng; Kiên Giang-Cà Mau. Liên kết với vùng Đông Nam bộ theo hành lang du lịch Bắc-Nam phía Đông và phía Tây, với Campuchia, Thái Lan theo hành lang ven biển phía Nam (Hà Tiên-Rạch Giá-Cà Mau).

Đồng thời, tập trung đầu tư phát triển các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia (Ninh Kiều, Thới Sơn, Mang Thít, lung Ngọc Hoàng, Tràm Chim, Hà Tiên, Nhà Mát-Bạc Liêu và mũi Cà Mau) đáp ứng các điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia, cũng như phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng yêu cầu nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cho vùng. Bên cạnh đó, nghiên cứu làm mới các chương trình du lịch đường sông theo hướng nâng cao chất lượng và tăng cường trải nghiệm, đặc biệt là trải nghiệm về văn hóa, phong tục, lối sống của vùng sông nước Cửu Long” - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc đề nghị.

Điều đó cho thấy tài nguyên du lịch đường sông TP.HCM và ĐBSCL rất to lớn nhưng thời gian qua chưa được đầu tư phát triển và khai thác xứng tầm. Như vậy, tài nguyên du lịch đường sông vẫn còn phong phú, còn nhiều dư địa để đầu tư phát triển và khai thác.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hạ Long (Quảng Ninh): Điểm đến du lịch thông minh với công nghệ số

    (Xây dựng) - Trong thời đại chuyển đổi số, sự bùng nổ của công nghệ đã thay đổi mạnh mẽ cách thức ngành Du lịch hoạt động, từ việc tìm kiếm thông tin, lên kế hoạch chuyến đi đến thanh toán trực tuyến. Đón đầu xu thế, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh không chỉ thích ứng mà còn tiên phong áp dụng các giải pháp công nghệ số để nâng cao trải nghiệm của du khách và cải thiện hiệu quả quản lý.

  • Lào Cai: Đón khoảng 56.600 lượt khách du lịch trong dịp Tết Dương lịch

    (Xây dựng) - Tổng lượng khách du lịch đến với Lào Cai dịp Tết Dương lịch (01/01/2025) đạt khoảng 56.600 lượt khách. Trong đó, khách du lịch nội địa đạt 52.600 lượt và khách quốc tế đạt 4.000 lượt.

  • Độc đáo mùa lễ tạ tại núi Bà Đen, Tây Ninh

    (Xây dưng) - Tháng Chạp đến, hàng ngàn người dân và du khách lại tìm về núi Bà Đen, Tây Ninh – ngọn núi thiêng huyền thoại để tạ ơn Linh Sơn Thánh Mẫu và tham dự những những nghi thức thiêng liêng trong mùa lễ tạ.

  • Bình Định: Quy hoạch các điểm du lịch tại xã đảo Nhơn Châu

    (Xây dựng) – Việc quy hoạch các điểm du lịch tại xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế không gian cảnh quan tự nhiên xã đảo, đồng thời góp phần đưa Nhơn Châu trở thành điểm du lịch hấp dẫn của thành phố Quy Nhơn.

  • Hà Nội: Đón khoảng 160.000 lượt khách du lịch dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Ngày 1/1/2025, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thời gian nghỉ Tết Dương lịch năm nay chỉ có 1 ngày nên đa số người dân chọn phương án nghỉ ngơi, du lịch tại chỗ. Ước tính khách du lịch đến Hà Nội đạt 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

  • Vĩnh Phúc: Thu hút 32 nghìn lượt khách trong dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Dịp nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, du khách đến Vĩnh Phúc khoảng 32 nghìn lượt, trong đó, khách quốc tế ước đạt 3 nghìn lượt, khách nội địa ước đạt 29 nghìn lượt, khách lưu trú ước đạt 12 nghìn lượt, doanh thu ước đạt 44 tỷ đồng.

Xem thêm
  • Chào đón những vị khách du lịch đầu tiên “xông đất” Bình Định

    (Xây dựng) – Trong ngày đầu tiên của năm mới, 180 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu VN1392 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đáp xuống sân bay Phù Cát, chính thức “xông đất” tại vùng đất võ trời văn.

    17:14 | 01/01/2025
  • Phú Yên: Linh thiêng lễ chào cờ đầu năm tại Mũi Điện

    (Xây dựng) - Hàng nghìn người dân và du khách đã có mặt tại di tích danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện (tỉnh Phú Yên) vào sáng sớm 1/1/2025 để đón ánh bình minh đầu tiên của năm mới trong sự linh thiêng và hùng tráng của buổi lễ chào cờ giữa biển trời của Tổ quốc.

    17:11 | 01/01/2025
  • Du lịch vùng Tây của Quảng Nam: Tìm lời giải “bài toán” liên kết vùng

    (Xây dựng) - Để du lịch vùng Tây của Quảng Nam tạo được đột phá, khai thác tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, địa phương cần đồng bộ về hạ tầng giao thông và tạo được các dịch vụ bài bản, chuyên nghiệp nhằm phục vụ tối đa du khách. 10 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh Quảng Nam có nhiều thay đổi. Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ tiếp tục bố trí nguồn vốn và đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông, đặc biệt là công trình đường bộ trong giai đoạn 2026 - 2030 như mở rộng QL 14D, QL 14G. Địa phương đã nỗ lực không ngừng để khai thông các “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông kết nối hai vùng Đông - Tây.

    17:06 | 01/01/2025
  • Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa

    (Xây dựng) - Năm 2025 mở ra triển vọng mới trong kỷ nguyên mới, với những thời cơ mới và thách thức mới. Quảng Ninh - cái nôi công nghiệp khai khoáng - đang chuyển sang phát triển dịch vụ du lịch, phá thế độc canh du lịch một mùa.

    17:06 | 01/01/2025
  • Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 Phạm Ngọc Quỳnh đảm nhận vai trò Đại sứ Du lịch Sa Pa

    (Xây dựng) - Ngày 31/12, UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai chính thức công bố Đại sứ Du lịch Sa Pa nhiệm kỳ 2025-2026. Theo đó, Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 Phạm Ngọc Quỳnh đảm nhận vai trò quan trọng này.

    09:39 | 01/01/2025
  • Bay thẳng tới Thái Lan tiếp lửa cho đội tuyển quốc gia Việt Nam tại ASEAN Cup 2024

    (Xây dựng) - Người hâm mộ bóng đá Việt Nam ngay từ hôm nay (31/12/2024) đã có thể đặt tour Vietravel khởi hành từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến "xứ sở Chùa Vàng" để cổ vũ đội tuyển quốc gia Việt Nam "cháy" hết mình vì màu cờ sắc áo.

    22:53 | 31/12/2024
  • Hậu Giang: Triển khai kế hoạch thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Kế hoạch số 226/KH-UBND thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Theo Kế hoạch này, Khu Du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có tổng diện tích dự án khoảng 2.800ha tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

    21:29 | 31/12/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Nhiều hoạt động đặc sắc trong Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức họp báo thông tin về Năm Du lịch quốc gia 2025, với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới” và Festival Huế 2025.

    18:00 | 31/12/2024
  • Hiện tượng kỳ thú nào sẽ xảy ra tại Phú Quốc vào ngày 1/1?

    (Xây dựng) - Đến Phú Quốc để đón năm mới 2025, du khách không thể bỏ qua khoảnh khắc chỉ có duy nhất một lần trong năm – khi mặt trời “rơi” vào giữa hai nhánh Cầu Hôn đúng ngày 1/1.

    17:52 | 31/12/2024
  • Khách sạn nào tại Sa Pa được báo Úc gọi là “Thuỵ Sĩ của cao nguyên Việt Nam”?

    (Xây dựng) - Vẻ đẹp huyền bí của vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam không chỉ gói trong những thửa ruộng bậc thang hay đỉnh Fansipan phủ mây trắng. Một nhà báo người Úc - Zach Margolius, đã không giấu nổi sự ngưỡng mộ khi viết về Hotel de la Coupole – MGallery Sa Pa, nơi mà anh gọi là “Thuỵ Sĩ của cao nguyên Việt Nam”.

    14:09 | 31/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load