(Xây dựng) - 41 năm sau giải phóng, Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM đã có nhiều đổi thay, bộ mặt đô thị hiện đại hơn, hoàng loạt các công trình lớn từ hạ tầng giao thông tới nhà ở được đầu tư xây dựng.
Những công trình này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của TP.HCM, thay đổi diện mạo của thành phố, qua đó còn kết nối với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phóng viên Báo Xây dựng đã sưu tầm và ghi lại những hình ảnh của Sài Gòn xưa và nay nhân dịp kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2016).
Cầu quay - Ảnh facebook Sài Gòn xưa.
Đường Đồng Khởi (xưa là đường Catinat) là một trong số rất ít những con đường lâu đời nhất, nó hiện diện từ trước khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định - ảnh facebook Sài Gòn xưa.
Đường Nguyễn Huệ xưa là kênh đào - ảnh facebook Sài Gòn xưa.
Taxi xưa - ảnh facebook Sài Gòn xưa.
Và taxi nay.
Đường Charner. Khởi thủy đường Nguyễn Huệ là một con kênh dẫn vào thành Gia Định (còn gọi Thành Bát Quái 1790 - 1835).
Dinh Xã Tây xưa - nay là UBND TP.HCM - ảnh facebook Sài Gòn xưa.
Cầu Khánh Hội.
Sân bay Tân Sơn Nhất xưa ảnh facebook Sài Gòn xưa.
Nhà thờ Đức Bà xưa ảnh facebook Sài Gòn nay.
Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè sau cải tạo đã trở nên thơ mộng và 2 tuyến đường ven kênh (đường Hoàng Sa và Trường Sa) đã trở nên tấp nập các phương tiện giao thông qua lại.
Sân bay Tân Sơn Nhất xưa - ảnh facebook Sài Gòn nay.
UBND TP.HCM.
Đường tàu điện Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã dần hình thành và đang thi công đoạn bắc qua sông Sài Gòn.
Đường Nguyễn Huệ - phố đi bộ ngày nay của TP.HCM.
Cầu Phú Mỹ - biểu tượng của TP.HCM.
Đường Hoàng Sa trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn qua Q.1.
Những tòa nhà cao trọc trời đã góp phần tạo nên diện mạo đô thị TP.HCM.
Cầu Bình Triệu kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
Cầu Sài Gòn bắc qua sông Sài Gòn - đây là cửa ngõ giao thông phía đông TP.HCM.
Cao Cường (thực hiện)
Theo