Thứ sáu 03/01/2025 03:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Địa đạo nơi các tướng lĩnh bộ đội Trường Sơn hoạt động

10:54 | 22/12/2021

Trong khuôn viên rộng khoảng 5.000 m2 tại Hương Khê (Hà Tĩnh) là hệ thống đường hầm, hào, địa đạo được kết nối với nhau và là nơi được Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên chọn đặt sở chỉ huy tiền phương.

Năm 1966, do bị địch đánh bom, bắn phá, Sở chỉ huy tiền phương Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 và Đoàn 500 đã quyết định di chuyển từ huyện Minh Hóa (Quảng Bình) về đóng quân tại xã Hương Đô (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Đây là nơi được Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Tiền phương kiêm Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn đặt Sở chỉ huy từ năm 1966 - 1970 của 3 đơn vị: Tiền phương Tổng cục Hậu cần; Bộ Tư lệnh Đoàn 559; Bộ Tư lệnh Đoàn 500.

Khu vực này rộng khoảng 5.000 m2, được xây dựng bằng hệ thống đường hầm, hào, địa đạo dưới lòng đất để làm nơi làm việc và trú ẩn của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cùng các đồng chí lãnh đạo của các đơn vị đóng quân.

dia dao noi cac tuong linh bo doi truong son hoat dong
Toàn cảnh Sở chỉ huy tiền phương Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 và Đoàn 500 nằm xen lẫn giữa các nhà dân (Ảnh: Xuân Sinh).

Đầu lối ra vào khu di tích đặt bia đá cao hơn 2 m, bia được các cựu binh bộ đội Trường Sơn xây dựng năm 2002.

Mặt trước bia khắc tên các đơn vị từng đặt Sở chỉ huy tại xã Hương Đô. Mặt sau là tên các lãnh đạo quân đội gồm các Trung tướng: Đồng Sỹ Nguyên, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tiền phương kiêm Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn; Vũ Xuân Chiêm, Chính ủy Bộ đội Trường Sơn; Nguyễn Đôn, Tư Lệnh Đoàn 500; Lê Quang Đạo, Chính ủy Đoàn 500.

dia dao noi cac tuong linh bo doi truong son hoat dong
Hệ thống hầm trú ẩn với 3 cửa để tránh bom, đạn. Đây là nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của các chỉ huy, tướng lĩnh (Ảnh: Xuân Sinh).

Khu di tích lịch sử kháng chiến quốc gia Sở chỉ huy Tiền phương Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 và Đoàn 500 có nhiều hạng mục gồm ngôi nhà cấp bốn là Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Bộ đội Trường Sơn. Nhà có hai gian, trong chiến tranh làm bằng gỗ, lợp tranh, vách phên nứa.

dia dao noi cac tuong linh bo doi truong son hoat dong
Ngôi nhà cấp bốn Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Bộ đội Trường Sơn (Ảnh: Xuân Sinh).

Hầm chữ A ở dưới địa đạo cao hơn 1 m, dài khoảng 5 m, rộng 3 m. Trong hầm đặt chiếc chõng tre mà bộ đội từng sử dụng hàng chục năm trước để làm việc.

Hội trường sinh hoạt của các đơn vị quân đội. Công trình rộng khoảng 75 m2, giống như một căn hầm, thấp hơn 1 m so với mặt đường.

Ngoài ra, nơi đây còn có hệ thống hầm trú ẩn với 3 cửa để tránh bom, đạn. Đây là nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của các chỉ huy, tướng lĩnh. Hầm cao 2 m, rộng hơn 10 m2, nay được xây bao bằng xi măng.

dia dao noi cac tuong linh bo doi truong son hoat dong
Sở chỉ huy, lán làm việc, hầm trú ẩn, hội trường... được nối liền với nhau bởi hệ thống hào giao thông rộng hơn 1 m, cao hơn 2 m (Ảnh: Xuân Sinh).

Khi chiến tranh kết thúc, nơi làm việc của ba đơn vị trên được chính quyền phục dựng, trong đó có một số hạng mục được làm mới. Năm 2005, quần thể khu di tích này được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Năm 2013 được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt trong hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

dia dao noi cac tuong linh bo doi truong son hoat dong
Hầm chữ A là một trong những căn cứ hoạt động quan trọng của các tướng lĩnh (Ảnh: Xuân Sinh).
dia dao noi cac tuong linh bo doi truong son hoat dong
và lối đi bí mật xuống hầm chữ A (Ảnh: Xuân Sinh).

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tên thật là Nguyễn Hữu Vũ (1923-2019), tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tướng Nguyên là vị tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967-1975), và là một trong hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ đại tá lên trung tướng.

Sau chiến tranh, ông tiếp tục đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng khác như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Phó Thủ tướng...

dia dao noi cac tuong linh bo doi truong son hoat dong
Bàn thờ Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đặt trong nhà chỉ huy, được người dân, chính quyền địa phương lập từ tháng 4/2019 - khi ông mất (Ảnh: Lê Hùng).

Tên tuổi của ông đi cùng với những kỳ tích như người tổ chức thế trận giao thông liên hoàn, giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn, hệ thống "trận đồ bát quái" ở Trường Sơn... Bàn thờ Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đặt trong nhà chỉ huy, được người dân, chính quyền địa phương lập từ tháng 4/2019 - khi ông mất.

Theo ông Võ Văn Trình, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Hương Khê, sở dĩ Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên chọn vị trí này đặt Sở chỉ huy vì nó hội tụ đủ điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa, với 4 cái nhất: An toàn nhất, bí mật nhất, bất ngờ nhất và có thời gian lâu nhất.

dia dao noi cac tuong linh bo doi truong son hoat dong
Dấu tích nhà ăn, bếp hoàng cầm tại khu Sở chỉ huy (Ảnh: Xuân Sinh).

"Theo dòng chảy lịch sử - di tích lịch sử Chỉ huy Sở Tiền phương Tổng cục hậu cần, Bộ Tư lệnh 559, bộ tư lệnh 500 đã đi vào lịch sử là biểu tượng của sức mạnh Việt Nam, là nơi hành hương hướng về cội nguồn của cán bộ và chiến sĩ bộ đội Trường Sơn anh hùng, là niềm tự hào của nhân dân địa phương", ông Võ Văn Trình nói.

Theo Xuân Sinh/dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load