Thứ bảy 20/04/2024 13:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đề xuất mới về nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng

09:44 | 10/09/2021

(Xây dựng) - Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 81/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

de xuat moi ve nhiem vu va quyen han co cau to chuc cua bo xay dung
Ảnh minh họa.

Bộ Xây dựng cho biết, thực tiễn thi hành Nghị định số 81/2017/NĐ-CP, bên cạnh những kết quả đạt được, còn có một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện về phân công nhiệm vụ giữa Bộ Xây dựng và một số Bộ, ngành có liên quan; một số nhiệm vụ Bộ Xây dựng đang đảm nhận nhưng chưa quy định trong Nghị định...

Cụ thể, về phân công nhiệm vụ giữa Bộ Xây dựng và một số Bộ, ngành có liên quan, qua thực tiễn quản lý, căn cứ theo đối tượng quản lý còn có sự giao thoa giữa Bộ Xây dựng và một số Bộ, ngành có liên quan, cần tiếp tục phân định, làm rõ nhiệm vụ giữa Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành khác như sau:

Một số nhiệm vụ, quyền hạn về cấp nước sạch, cụ thể là nước sạch nông thôn chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch (giữa Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

Một số nhiệm vụ, quyền hạn về thoát nước và xử lý nước thải chịu sự điều chỉnh của Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng và Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có liên quan (giữa Bộ Xây dựng với Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ hoặc qua thực tế triển khai thực hiện công việc, một số nhiệm vụ Bộ Xây dựng đã và đang đảm nhận nhưng chưa được ghi vào Nghị định, cụ thể: Quản lý một số nội dung trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật) đối với khu chức năng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng năm 2020; quản lý công viên chịu sự điều chỉnh của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Nghị định số 64/2010/NĐ-CP; quản lý cơ khí xây dựng…

Do vậy, việc xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 81/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng là thực sự cần thiết để giải quyết những vướng mắc, bất cập hiện nay.

Đề xuất 2 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Xây dựng

Theo dự thảo, về vị trí và chức năng: Cơ bản giữ nguyên quy định về vị trí, chức năng như quy định tại Nghị định số 81/2017/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Về nhiệm vụ, quyền hạn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Xây dựng cơ bản được giữ ổn định như quy định tại Nghị định số 81/2017/NĐ-CP. Sau khi tổng hợp rà soát, điều chỉnh và bổ sung một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ nhằm đảm bảo phù hợp với các luật, nghị định chuyên ngành mới được ban hành trong giai đoạn 2017- 2021 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ tại dự thảo Nghị định được biên tập theo 2 nhóm và có các nội dung chính sau:

a) Nhóm các nhiệm vụ chung của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP, Nghị định 101/2020/NĐ- CP; các nhiệm vụ, quyền hạn chung về nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện.

b) Nhóm các nhiệm vụ cụ thể về quản lý Nhà nước theo từng lĩnh vực thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng, cụ thể:

- Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các điều, khoản liên quan theo các quy định mới tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 và các văn bản hướng dẫn chi tiết (Khoản 6, 13 Điều 2 của Dự thảo).

- Bổ sung, làm rõ một số nội dung liên quan đến quản lý phát triển đô thị (khoản 7 Điều 2 của Dự thảo) phù hợp với yêu cầu tăng cường quản lý phát triển đô thị trong phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 đã được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII.

- Bổ sung một số nội dung quản lý đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, cụ thể bổ sung: Cấp nước nông thôn; cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, kết cấu hạ tầng giao thông, chiếu sáng, quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đối với khu chức năng; công viên.

- Bổ sung nhiệm vụ quản lý cơ khí ngành Xây dựng (khoản 21 Dự thảo Nghị định).

Về cơ cẩu tổ chức: Dự thảo bỏ các quy định mang tính liệt kê số lượng phòng thuộc Văn phòng, Thanh tra thuộc Bộ và số lượng phòng của các Cục trong Nghị định.

Hạ Nhiên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load