Chủ nhật 05/05/2024 16:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đánh thức tiềm năng di sản Ninh Bình

13:50 | 10/10/2013

Trong vòng 10 năm trở lại đây, việc xã hội hóa đầu tư chùa Bái Đính mới quy mô hoành tráng bậc nhất cả nước đã góp phần đánh thức tiềm năng du lịch văn hóa di sản, tâm linh của đất cố đô Ninh Bình. Tuy nhiên thời gian vừa qua, việc khai thác các giá trị di sản để phục vụ du lịch đã phần nào làm ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của các di sản.

Ninh Bình hiện có trên 1.000 di tích văn hóa, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 79 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 183 di tích được xếp hạng cấp tỉnh cùng với 114 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng đậm chất dân gian. Các di sản văn hóa, lễ hội ở Ninh Bình đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, đóng góp giá trị không nhỏ vào nền kinh tế trong tỉnh…

Có thể thấy các di tích lịch sử văn hoá có giá trị phát triển du lịch phân bố khá tập trung. Các di tích đặc biệt quan trọng có khả năng hấp dẫn, thu hút cao đối với khách du lịch tập trung chủ yếu ở các khu vực Hoa Lư, Gia Viễn và TP Ninh Bình. Một số di sản văn hóa là niềm tự hào của người dân Ninh Bình như: Cố đô Hoa Lư; chùa Bái Đính; chùa Non nước, chùa Bích Động; nhà thờ đá Phát Diệm… Đây chính là một trong những thế mạnh để du lịch Ninh Bình “cất cánh” trong những năm gần đây.

Tuy nhiên du lịch vẫn chưa khai thác hết hiệu quả nguồn tài nguyên di sản văn hóa của địa phương; có chăng cũng ở mặt đón khách đến thăm quan, tìm hiểu trong những dịp đầu xuân, lễ hội và cũng chỉ dừng lại ở mức khách đến tự phát, tự cung tự cấp và không lưu trú qua đêm tại điểm thăm quan.

Những địa phương có di sản văn hóa hầu như chưa “kiếm” được tiền từ túi của khách vì vậy việc tôn tạo, tu bổ các di tích đang phụ thuộc quá nhiều vào Nhà nước mà chưa có sự xã hội hóa trong quá trình bảo tồn các giá trị di sản.

Theo nhận xét của ông Nguyễn Quốc Hùng - Cục phó Cục Di sản văn hoá- Bộ VHTT&DL tại buổi toạ đàm về liên kết phát triển du lịch vừa qua thì “việc khai thác những di sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để phát triển du lịch văn hóa những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế. Điển hình như quần thể danh thắng Tràng An, một di sản đang trong quá trình đề cử là di sản thế giới, mỗi năm Tràng An thu hút trên 1 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước, chiếm khoảng trên 30% du khách đến Ninh Bình.

Theo quy hoạch tổng thể của du lịch Ninh Bình với mục tiêu lấy Quần thể danh thắng Tràng An làm trung tâm phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa. Điều này có thể khuyến khích du lịch tăng nhanh. Ước tính nếu di sản đề cử được công nhận là di sản thế giới số lượng khách du lịch sẽ tăng đều đặn qua các năm và có thể lên đến 2 triệu lượt khách/năm. Tuy nhiên, hiện tại quần thể Danh thắng Tràng An, hoạt động du lịch mới dừng ở khai thác các giá trị tự nhiên, gần như chưa đi vào chiều sâu các giá trị văn hóa để phục vụ du lịch; các di tích, lễ hội cũng chủ yếu phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh, tham quan vãn cảnh của người dân, việc khai thác hàm lượng văn hóa trong các di sản để phát triển du lịch chưa tương xứng tiềm năng. Một số khu di tích trọng điểm của tỉnh, ngoài Chùa Bái Đính và Cố đô Hoa Lư thì các khu di tích còn lại đều ít người biết đến, trừ các nhà khoa học, nghiên cứu văn hóa và người dân trên địa bàn...

Việc khai thác các giá trị di sản văn hoá cần phải có một chiến lược lâu dài để bảo tồn tính nguyên vẹn của di sản nếu tổ chức không tốt thì chính du lịch sẽ phá huỷ các giá trị di sản. Ðiều này thể hiện khá rõ nét trong việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống của tỉnh như Lễ hội chùa Bái Đính; lễ hội Hoa Lư... Một số lễ hội đã bị khách du lịch làm thương mại hóa. Cư dân địa phương cũng phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch để kiếm sống và giao dịch thương mại. Do vậy lễ hội phần nào bị che lấp mất giá trị quý giá vốn có của nó.

Trong quá trình phát triển, mỗi di sản không thể "đóng cửa" chỉ trông chờ vào kinh phí của Nhà nước để bảo tồn, mà còn cần được quảng bá rộng rãi không những ở trong nước mà còn vươn ra thế giới để giới thiệu rộng rãi với mọi người về đất nước và con người Ninh Bình, từ đó có thêm nguồn kinh phí phục vụ tôn tạo, sửa chữa. Bên cạnh đó người dân cũng giữ vai trò chính trong việc xây dựng môi trường văn hóa cho du lịch.

Trương Thanh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Canaval Hạ Long 2024 – Bừng sáng cùng kỳ quan

    (Xây dựng) - Tối 28/4, tại bãi tắm Công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề "Bừng sáng cùng Kỳ quan" chính thức khai mạc. Từ năm 2007 đến nay, Carnaval Hạ Long đã trở thành sự kiện thường niên, là thương hiệu văn hóa du lịch riêng có của Quảng Ninh. Sự kiện này trở thành điểm hẹn quen thuộc và yêu thích của người dân, du khách qua 17 lần tổ chức.

    09:16 | 29/04/2024
  • Khai mạc Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I tại Nha Trang

    (Xây dựng) - Tối 27/4, tại Quảng trường 2 tháng 4 (thành phố Nha Trang), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 với chủ đề The Spotlight of Jazz.

    20:58 | 28/04/2024
  • Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc

    Dinh Độc Lập, nay có tên là Hội trường Thống nhất, không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng lịch sử đặc biệt về nền hòa bình dân tộc.

    14:28 | 28/04/2024
  • Về sông nước miệt vườn Vĩnh Long thưởng thức bánh dân gian

    (Xây dựng) – Sáng 27/4, tại Khu du lịch Chợ nổi Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã diễn ra cuộc tranh tài Ngày hội “Làm bánh dân gian” huyện Trà Ôn năm 2024. Ngày hội đã thu hút 79 đội tham gia chế biến hàng trăm loại bánh các loại.

    09:19 | 28/04/2024
  • Hà Nội: Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP của Thành phố

    (Xây dựng) - UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

    09:08 | 28/04/2024
  • Xúc động Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

    (Xây dựng) - Tối 25/4, tại Nhà Hát lớn Hà Nội diễn ra Chương trình “Đất nước trọn niềm vui” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Chương trình có sự tham gia của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Công ty Cổ phần lọc hóa Dầu Bình Sơn.

    22:40 | 27/04/2024
  • Chương trình "Đất nước trọn niềm vui": Khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước

    (Xây dựng) - Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

    22:39 | 27/04/2024
  • Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

    (Xây dựng) - Theo đại diện Tập đoàn TTP, chủ đầu tư dự án SafaBay cho biết, đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố Cẩm Phả, là dịp quảng bá vẻ đẹp của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và điểm đến Quảng Ninh sôi động, hấp dẫn trong dịp cao điểm nghỉ dưỡng màu hè năm nay.

    22:16 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Tràng An sẽ tiếp tục đóng vai trò hình mẫu phát triển ổn định, có trách nhiệm cho thế hệ mai sau

    (Xây dựng) – Đó là nhấn mạnh của Trưởng Đại diện văn phòng UNESCO tại Hà Nội Jonathan Baker trong Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên nhiên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

    19:05 | 27/04/2024
  • Bắc Ninh: “Giai điệu tự hào” vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Tối 26/4, tại hồ Vua Bà, khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã diễn ra chương trình hát dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền với chủ đề "Giai điệu tự hào".

    15:12 | 27/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load